1. Một amply không nên tải nhiều loa một lúc
Đây là trường hợp hay gặp nhất trong việc sử dụng thiết bị âm thanh. Chính vì thế hãy tìm hiểu kỹ về việc phối ghép amply và loa hợp lý để tránh gây thiệt hại các thiết bị trong dàn âm thanh của bạn. Bạn nên sử dụng amply với công suất đủ, tốt hơn là dư khoảng 20% và trở kháng cao cho loa sẽ góp phần bảo vệ loa tốt hơn. Tuy nhiên nếu như vì tiết kiệm bạn mà bắt amply kéo nhiều hơn số loa cho phép của nó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cả amply và loa.
2. Công suất của amply loa vi tính phải phù hợp với độ nhạy của loa
Amply cung cấp đủ công suất sẽ giúp loa hoạt động cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, để tiết kiệm chi phí và tận dụng những thiết bị sẵn có, người ta thường sử dụng các loại amply có công suất nhỏ hơn so với công suất tối thiểu cần để loa hoạt động, dẫn đến tình trạng loa “đói công suất”. Đặc biệt khi sử dụng đối với các loại loa vi tính có độ nhạy thấp, khi đó loa sẽ phải “căng sức” ra mà vận hành.
3. Hiện tượng ngắn mạch
Ngắn mạch là hiện tượng phổ biến khi sử dụng các thiết bị điện, diễn ra khi dây nóng và dây nguội chạm vào nhau làm cho dòng điện tăng lên cực đại. Điều này sẽ khiến dây dẫn của bạn bị chảy, nặng hơn có thể gây hư hỏng thiết bị trong dàn âm thanh. Các loại amply đời mới hiện nay thường thiết kế sẵn hệ thống bảo vệ khi xảy ra hiện tượng ngắn mạch. Tuy nhiên cần phải chú ý đến yếu tố này vì chỉ cần xảy ra hiện tượng ngắn mạch trong khoảng vài giây cũng đã đủ để làm hỏng amply của bạn.
4. Độ ẩm nơi đặt loa
Độ ẩm cao cũng góp phần khiến hơi nước tích tụ, bám lên bề mạch của mạch điện, chính vì thế cần chú ý đến độ ẩm nơi bạn sử dụng loa, đặc biệt vào mùa mưa khi độ ẩm trong không khí lên cao. Biện pháp để khách phục tình trạng này đó là sử dụng các gói chống ẩm rời để bảo quản loa tốt hơn, hoặc trong một số thùng loa cũng có các chất liệu như: mút xốp, nhựa, bông gòn… cũng sẽ hỗ trợ quá trình này.
5. Tránh để loa bám quá nhiều bụi bẩn
Bất cứ thiết bị điện nào khi sử dụng cũng cần phải được hạn chế tối đa bụi bẩn. Các loại mạch điện tử nếu bị bụi bẩn bám vào sẽ gây ảnh hưởng, làm giảm khả năng truyền dẫn rất nhiều. Chính vì thế hãy chú ý đến công tác vệ sinh loa sau thời gian sử dụng nhất định. Tốt nhất là bạn hãy có lịch cụ thể để vệ sinh loa, đảm bảo tránh được bụi bẩn bám vào mạch điện.
6. Tránh để loa vi tính trực tiếp nhận ánh nắng quá nhiều
Tia cực tím trong ánh nắng mặt trời sẽ gây ảnh hưởng đến các gân loa. Vật liệu làm gân loa thường là cao su hoặc mút xốp và sẽ bị phân hủy khi bị chiếu tia cực tím. Chính vì thế để loa thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời sẽ làm quá trình này diễn ra nhanh hơn. Ánh sáng từ đèn Neon cũng gây tác động tương tự. Chính vì thế cần có các biện pháp bảo vệ, che chắn khi sử dụng loa ngoài trời trong thời gian dài.
7. Không nên để loa hoạt động trong điều kiện quá nóng
Đây là một yếu tố rất cơ bản khi sử dụng các thiết bị có liên quan đến điện, tuy nhiên lại ít người chú ý đến. Đặc biệt có các trường hợp trong bộ loa nghe nhạc, dàn âm thanh có một số thiết bị thiết kế hệ thống tản nhiệt nằm bên dưới, người dùng không chú ý đặt chồng loa lên nhau, vô tình bịt kín các lỗ tản nhiệt này.
Hậu quả là nhiệt không thể thoát ra bên ngoài gây ảnh hưởng xấu đến loa, hoặc vô tình truyền nhiệt xuống loa phía dưới. Nếu như trường hợp này chỉ xảy ra một vài lần thì sẽ không có vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng nếu trong suốt thời gian dài thì chắc chắn sẽ gây giảm tuổi thọ của loa, hư hỏng các linh kiện bên trong.
Vậy là bạn đã biết cách bảo quản loa vi tính sao cho đúng rồi đấy. Hãy áp dụng ngay những kinh nghiệm này cho bộ loa vi tính nhà mình để chúng có thể ‘tồn tại’ được lâu hơn nhé. Chúc các bạn thành công!