Anh An (Ninh Bình) cho biết gia đình vừa mới sắm một chiếc bếp từ đôi do thấy các nhà hàng xóm xung quanh cũng đang chuyển dần từ bếp gas sang sử dụng bếp từ với lý do nhanh, tiện, tiết kiệm chi phí đổi gas hàng tháng lại không sợ bình gas phát nổ thế nhưng vừa mới được 4 ngày, gia đình anh tá hỏa vì bếp từ mới mua nhà anh đã nổ vỡ hết kính ngay trong khi đun nấu. Rất may lúc đun không có người đứng cạnh nếu không đã có tai nạn xảy ra.
Kể lại sự việc trong tâm trạng bức xúc anh An cho biết. Trên bếp đang luộc rau muống rồi người nhà nghe thấy tiếng nổ đoàng cái chạy lại thấy rau bắn tung tóe lên trần nhà, mặt bếp từ mới mua thì nứt vỡ lòi hết cả linh kiện trông rất đáng sợ. Cứ tưởng mua bếp từ về sử dụng thay bếp gas là an toàn hơn ai dè cứ thế này thì còn ai dám mua bếp từ nữa.
Về phía bên bán đã làm việc với anh đồng ý cho anh nhận lại tiền hoặc 1 đổi 1 sang sản phẩm khác không hoàn tiền để anh lựa chọn phương án giải quyết hợp lý và phù hợp nhu cầu của gia đình.
Những nguyên nhân bếp từ phát nổ và cách khắc phục
Còn phía bên hãng chia sẻ thêm nguyên nhân bếp từ phát nổ có thể do một trong các nguyên nhân sau:
- Bật bếp quá lâu và liên tục: do nhiệt độ làm nóng trên bếp điện cao hơn rất nhiều so với bếp gas nên rất dễ gây quá tải điện và nứt bề mặt bếp cũng như hỏng hóc các dụng cụ nấu nướng nếu người sử dụng dùng bếp liên tục ở nhiệt độ cao. Vậy nên sau khi nấu xong một món ăn, bạn nên tắt bếp nghỉ ngơi một chút rồi mới tiếp tục nấu món khác để đảm bảo an toàn.
- Luồng khí lưu thông bị cản trở gây chập mạch điện: đó là lý do tại sao các chuyên gia luôn khuyến cáo người dùng nên đặt bếp từ cách xa tường một khoảng 5 – 10 cm để cho không khí được lưu thông.
- Bất cẩn khi sử dụng dụng cụ đun nấu: Nhiều gia đình sử dụng miếng nilon để đáy nồi nên khi cho lại nên bếp đun thì dễ bị bắt lửa gây cháy nổ bếp. Ngoài ra với các loại bếp điện từ hiện nay nếu bạn đặt bất cứ kim loại gì lên bề mặt bếp cũng sẽ bị làm nóng và gây bất an toàn cho người sử dụng trong nhiều trường hợp nên người dùng phải luôn lưu ý sử dụng các vật dụng dụng cụ bằng kim loại như muôi, thìa, dĩa,… phải để gọn gàng và xa bề mặt bếp.
- Không vệ sinh bếp từ: bếp gas bạn có thể để 1 – 3 tháng vệ sinh một lần cũng không sao nhưng bếp từ đòi hỏi bạn cần chăm chút hơn cho nó bởi nếu bề mặt bếp luôn ẩm ướt và không sạch vết dầu mỡ thì sẽ rất dễ bị nứt vỡ và cháy nổ.
Chia sẻ những cách làm sạch bếp từ đơn giản, nhanh chóng mà hiệu quả tức thì
- Rút nguồn điện sau khi vừa nấu xong: Đây là sai lầm thường thấy ở nhiều người sử dụng nhưng tuy nhiên chúng ta không nên rút nguồn điện ngay sau khi vừa nấu xong vì bếp vẫn còn nóng và vẫn còn một số linh kiện đang hoạt động ví dụ như quạt tản nhiệt. Bạn nên để bếp tắt 10 – 15 phút rồi mới rút nguồn điện ra. Thực ra không rút cũng không sao nhưng đèn liên tục nháy và một số bếp từ còn phát ra tiếng kêu ồn ào nên tốt nhất sau khi bếp được tắt 15 phút bạn nên chủ động rút nguồn điện ra nhé!
- Công suất bếp không tương thích với nguồn điện áp của gia đình: Đây là nguyên nhân thường gây tới cháy nổ nhiều nhất bởi thông thường công suất bếp từ thường dao động trong khoảng từ 1800W – hơn 4000 W do đó nếu như đường dây điện nhà bạn quá nhỏ không đủ tải điện thì bếp sẽ đun lâu, bị ì không phát huy hết hiệu năng công suất đồng thời thói quen dùng chung bảng điện của người Việt mình rất phổ biến thường cắm chung tivi, tủ lạnh, máy giặt, bếp từ vào một ổ nên rất dễ gây ra hiện tượng cháy nổ bếp từ.
Cho nên trước khi mua bếp từ đôi các hãng bạn nên hỏi tư vấn thật kỹ về tình hình điện khu bạn sống có ổn định hay chập chờn, điện áp ra sao đủ tải với công suất của bếp từ bạn dự định muốn mua không và rất nên đi riêng một đường điện khác cho bếp từ để hạn chế nguy cơ chập điện cháy nổ ảnh hưởng tới các thiết bị điện khác trong gia đình.
Bếp từ đôi nào rẻ mà tốt nhất ?