Như chúng ta đã biết, loa là thành phần quan trọng nhất trong mỗi dàn âm thanh, thiết bị này sẽ chuyển đổi tín hiệu điện thành những giai điệu dễ nghe, góp phần khiến cuộc sống trở nên sôi động. Nhu cầu nghe nhạc càng cao thì thị trường cũng xuất hiện rất nhiều model loa với mẫu mã và công nghệ khác nhau, phủ khắp tất cả phân khúc thị trường song tựu chung lại thì chúng được chia thành 2 dòng chính là loa tích hợp (hay loa active) và loa thụ động (loa passive).
Loa thụ động
Loa thụ động là gì?
Loa thụ động là kiểu loa chỉ đảm nhiệm duy nhất vai trò phát ra âm thanh. Cơ chế hoạt động của nó là nhận tín hiệu khuếch đại từ amply sau đó chuyển thành giai điệu dễ nghe. Các loại loa thuộc dòng này thường chỉ được cấu tạo từ 3 thành phần chính gồm củ loa, bộ phân tần và thùng loa.
Ưu điểm của loa thụ động
- Có thể thoải mái nâng cấp, thay thế từng thành phần trong hệ thống nhằm thay đổi chất âm.
- Tận dụng được những thiết bị có sẵn như nguồn phát, amply… để kết hợp với cặp loa mới thành một hệ thống hoàn chỉnh.
- Có thể từng bước nâng cấp dàn âm thanh với giá trị và đẳng cấp không giới hạn
Nhược điểm của loa thụ động
- Tốn kém chi phí để mua sắm các thiết bị phối hợp
- Rất khó đạt được chất lượng tối ưu, đôi khi chất lượng âm thanh không tương xứng với chi phí đầu tư
Loa tích hợp
Trong khi loa thụ động phải phối ghép với amply thì loa tích hợp đã được tích hợp sẵn mạch amply bên trong loa để tự khuếch đại âm thanh. Với những dòng sản phẩm mới, chúng còn được trang bị thêm phần tiếp nhận và xử lý tín hệu cho phép loa có thể chơi nhạc mà không cần dây, chơi nhạc trực tiếp từ các nguồn phát kỹ thuật số như điện thoại, máy tính bảng … mà không cần thêm bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào như amply hay bộ giải mã.
Không chỉ có bộ khuếch đại gắn trong, loa passive hiện tại còn được bổ sung thêm bộ thu phát tín hiệu không dây, mạch giải mã DAC và mạch volume, biến chúng thành những dàn âm thanh hoàn chỉnh. Hơn thế nữa, nếu như trước đây các dòng loa tích hợp luôn được xem là những sản phẩm đậm tính công nghệ, âm thanh không ấn tượng thì những loa tích hợp cao cấp hiện nay đã đạt đến trình độ rất cao về chất lượng trình diễn, cho ra âm thanh xuất sắc ở ngưỡng hi-end thực thụ. Thậm chí, nhiều hệ thống phối ghép theo kiểu truyền thống với chi phí cao hơn rất nhiều lần cũng khó đạt được chất âm tương đương.
Ưu điểm của loa tích hợp
- Thiết kế đơn giản và itnh tế.
- Hệ thống phối ghép tối ưu về cả chất âm lẫn chi phí đầu tư, vượt xa các dàn phối ghép rời cùng tầm giá.
- Tương thích cực tốt với nguồn nhạc số
- Phù hợp với hầu hết mọi kiểu không gian sống, đặc biệt là không gian hiện đại hay những không gian nhỏ hẹp, không thể triển khai hệ thống âm thanh theo kiểu truyền thống.
Nhược điểm của loa tích hợp
Nhược điểm lớn nhất của loa tích hợp là do sử dụng mạch điện tử nên dễ xuất hiện những hư tổn nhỏ, đặc biệt với người không chuyên thì từ sự cố nhỏ có thể dẫn đến hỏng luôn dàn loa.
Nên mua loa tích hợp hay loa thụ động?
Nếu bạn chưa có kinh nghiệm và hiểu biết về thiết bị cũng như cách phối ghép dàn âm thanh chuẩn đồng thời không có nhiều yêu cầu về chất lượng âm thanh thì nên mua loa tích hợp. Còn nếu muốn tận dụng hết khả năng của loa và amply để thỏa mãn thú chơi âm thanh thì loa thụ động sẽ phù hợp với bạn, và nhớ là chi phí đầu tư cũng phải rủng rỉnh đấy nhé.