Những điều bạn cần biết về cài đặt độ phơi sáng khi chụp ảnh

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Độ phơi sáng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của bức ảnh mà bạn chụp, nhưng không phải ai cũng biết cách cài đặt máy ảnh để có độ phơi sáng tốt nhất. Hãy nắm vững các kiến thức cơ bản về cài đặt độ phơi sáng dưới đây để có được bức ảnh với độ phơi sáng phù hợp nhất.

Độ phơi sáng trong chụp ảnh kỹ thuật số là để chỉ lượng ánh sáng được hấp thụ bởi cảm biến của máy ảnh. Độ phơi sáng chuẩn có nghĩa là bạn sử dụng lượng ánh sáng vừa đủ cho bức ảnh của bạn qua việc điều chỉnh tốc độ màn trập, ISO và cài đặt khẩu độ. Phần lớn các trường hợp chụp ảnh, các cài đặt tự động chỉnh độ phơi sáng của máy ảnh thường giúp bạn có độ phơi sáng phù hợp. Tuy nhiên, trong vài trường hợp có ánh sáng đặc biệt, bạn cần phải đặt độ phơi sáng thủ công để có được bức ảnh hoàn hảo.

Với đa số các máy ảnh DSLR, chế độ mà bạn đang dùng để chụp ảnh cùng sẽ quyết định các cài đặt nào được chọn bởi máy ảnh và các cài đặt nào sẽ được chọn bởi người chụp. Các chế độ phổ biến nhất mà bạn có thể chỉnh thủ công các cài đặt về độ phơi sáng là Lập trình sẵn (Programmed) (P), Ưu tiên màn trập (Shutter-priority) (S), Ưu tiên khẩu độ (Aperture-priority) (A) và Thủ công (Manual) (M).

Với các chế độ khác, máy ảnh DSLR của bạn sẽ tự động đặt độ phơi sáng cho bạn.

Máy ảnh DSLR hay dùng vài chế độ đo đạc khác nhau để tự động xác định độ phơi sáng phù hợp. Tuy nhiên, bạn có thể tự chọn các chế độ đo đạc để giúp bạn có được kết quả tốt nhất.

Chế độ đo đạc ma trận: Bạn hãy dùng chế độ đo đạc ma trận để có được kết quả tổng quan tốt nhất. Bạn hãy cân nhắc chế độ đo ma trận như một cách đo độ phơi sáng dự phòng. Chế độ đo ma trận khá tốt cho những bức ảnh không có đối tượng chính xác.

Chế độ đo trọng tâm: Loại chế độ đo đạc này đưa ra độ nhấn lớn nhất để quyết định độ phơi sáng ở trung tâm bức ảnh.

Chế độ đo điểm: Chế độ đo điểm nên được sử dụng khi đối tượng không nằm trong trọng tâm của ảnh. Bạn cài đặt cho máy ảnh biết khu vực nào cần có độ phơi sáng phù hợp.

Với lấy nét thủ công, bạn có thể “khóa” độ phơi sáng vào một vùng nhất định trên cảnh bạn cần chụp. Sau đó máy ảnh sẽ tự động áp dụng độ phơi sáng phù hợp cho vùng của cảnh mà bạn đã đánh dấu.

Bạn cũng nên khóa độ phơi sáng khi chụp một vật đang chuyển động, ví dụ như tùy vào model máy ảnh mà bạn đang dùng, bạn sẽ cần chế độ đo trọng tâm hoặc chế độ đo điểm, thay vì chế độ đo ma trận để có được khóa độ phơi sáng tự động.

Phương pháp sử dụng khóa độ phơi sáng tự động này cũng sẽ khác nhau tùy vào các loại máy ảnh khác nhau, nhưng đa số các mẫu máy ảnh sẽ cần thao tác là nhấn nút đống màn trập xuống một nửa, cùng lúc nhấn nút AE hay AE-L. Có lẽ bạn sẽ cần nhấn tiếp tục nhấn nút AE nếu bạn bố trí lại ảnh và chụp tiếp.

Khi bạn chuyển sang sử dụng các cài đặt thủ công để điều khiển độ phơi sáng của máy ảnh, bạn sẽ tự hỏi những mức cài đặt ISO, tốc độ màn trập và khẩu độ nào là phổ biến nhất để có thể giúp bạn đạt được độ phơi sáng tốt nhất.

ISO: Với cài đặt ISO, một con số lớn sẽ cho phép cảm biến hình ảnh hoạt động tốt hơn trong điều kiện ánh sáng thấp, nhưng cũng sẽ tạo nên nhiều các điểm ảnh lỗi hơn, được gọi là nhiễu. Mức ISO thấp sẽ có ít nhiễu, nhưng nên được dùng với điều kiện ánh sáng tốt. Mức ISO thông thường sẽ là khoảng 400.

Tốc độ màn trập: Con số thể hiện tốc độ màn trập có thể sẽ hơi rối. Đối với vài máy ảnh DSLR, tốc độ màn trập được ghi là khoảng 500, túc là bằng 1 phần 500,000 của một giây, tốc độ khá nhanh. Tốc độ màn trập nhanh sẽ cho phép ít ánh sáng đi vào cảm biến của máy ảnh hơn so với tốc độ màn trập chậm, khoảng 1 phần 300,000 của một giây. Khi chụp ảnh với tốc độ màn trập thấp, bạn có thể chụp ảnh tốt hơn trong điều kiện thiếu sáng. Tốc độ màn trập thông thường là khoảng 1 phần 125,000 của một giây.

Khẩu độ: Nút cài đặt khẩu độ được đánh dấu với chữ F trên các máy ảnh DSLR. Bạn thường cài đặt khẩu độ qua nút xoay thủ công ở trên thân ống kính hay qua menu trên màn hình. Chỉ số khẩu độ cao hơn có nghĩa là ít ánh sáng được truyền qua ống kính hơn nhưng cảnh sẽ đúng tâm điểm hơn. Chỉ số khẩu độ thấp hơn có nghĩa là ánh sáng sẽ lọt vào nhiều hơn, nhưng các “lát cắt” của cảnh, được gọi là độ sâu trường ảnh sẽ ít lọt vào tâm điểm hơn. Số khẩu độ thông thường là vào khoảng F5.6.

Mỗi một cài đặt trên có ảnh hưởng nhất định tới độ phơi sáng của cảnh trong ảnh, và các cài đặt này làm việc cùng với nhau. Khi bạn điều chỉnh các cài đặt này, hãy luôn cân nhắc sự ảnh hưởng của các cài đặt này tới độ phơi sáng của bức ảnh bạn định chụp.

Hồng Ngọc

Theo Camerasabout

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Máy ảnh cơ là gì? So sánh máy ảnh cơ và máy ảnh số

Máy ảnh cơ là gì? So sánh máy ảnh cơ và máy ảnh số

Với những người chưa rành về máy ảnh thì khái niệm máy ảnh cơ, máy ảnh số vẫn còn khá mù mờ. Vậy nên Websosanh sẽ giải đáp giúp bạn máy ảnh cơ là gì, và sự khác nhau giữa máy ảnh cơ, máy ảnh số là gì. Cùng theo dõi nhé.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!