1. Bộ vi xử lý đồ họa (GPU)
Khi chọn mua máy tính để chơi game thì bất cứ thiết bị nào cũng sẽ đặt tầm quan trọng của GPU lên hàng đầu. Tuy nhiên, khi đi mua sắm, các game thủ lại bị phân tâm bởi các thiết bị bổ sung như RAM, ổ cứng, bàn phím đèn LED… Chính vì vậy, khi đi mua máy tính chơi game, nhất thiết phải gạt ra ngoài những thứ khác chừng nào còn chưa chọn được một chiếc laptop có card đồ họa ưng ý.
Một số card màn hình của ATI hộ trợ HyperMemory và của nVidia hộ trợ TurboCache có nghĩa là khi làm việc nếu cần những card màn hình này sẽ thêm bộ nhớ RAM làm bộ nhớ Video. Ví dụ: Card màn hình ghi 256MB và 764MB HyperMemory có nghĩa là bộ nhớ video thực tế là 256MB khi cần nó sẽ lấy thêm 508MB RAM trên RAM thành bộ nhớ Video. Khi đó bộ nhớ RAM của bạn bị giảm 508MB.
2. Bộ nhớ video
Trong bộ nhớ video có những thông tin sau cần biết:– Kiểu bộ nhớ video: GDDR, GDDR2, GDDR3, GDD4 và sắp tới sẽ là GDDR5. GDDR càng lớn có nghĩa là bộ nhớ video làm việc càng nhanh.– Dung lượng bộ nhớ: Càng lớn càng tốt.– Tốt độ xung nhịp của bộ nhớ: càng lớn càng tốt.– Độ rộng bus nhớ: thấp nhất 64 bit. Bạn muốn chơi games khá khá thì từ 256 bit trở lên, tệ nhất là 128 bit.
3. Giao diện kết nối với bo mạch chủ
Hiện nay hầu hết các giao diên điều sử dụng chuẩn là PCI Express 16x. Nhưng nhiều hãng sản xuất main vẫn có những dòng xử dụng giao diên AGP 8x. Vì thế khi mua card màn hình bạn phải xem coi main của bạn hỗ trợ khe mở rộng nào.
Bo mạch đồ họa là bo mạch cắm thêm vào máy tính có nhiệm vụ chuyển các hình ảnh được tạo bên trong máy tính thành các tín hiệu điện tử cần thiết mà màn hình máy tính có thể hiển thị lên. Nó quyết định số lượng màu, tần số quét và độ phân giải tối đa có thể được hiển thị. Và những thông số này cũng phải được màn hình máy tính của bạn hỗ trợ. Trên các bo mạch đồ họa có chứa bộ nhớ (VRAM), và chip đồ họa (GPU) riêng dành cho chúng. Ngày nay, bo mạch đồ họa có khả năng xuất tín hiệu qua hai cổng: cổng tín hiệu tương tự (D-Sub) và cổng tín hiệu số (DVI). Cổng tín hiệu số được sử dụng cho các màn hình tinh thể lỏng (LCD) mới hiện nay.
Tuy mạch đồ họa có thể được tích hợp sẵn trong bo mạch chủ của bạn, việc sử dụng một bo mạch lắp rời sẽ cần thiết đối với các ứng dụng cần đến khả năng xử lý đồ họa cao như những game cao cấp(Ví dụ: Doom3, F.E.A.R, Oblivion…) hay các trình xử lý đồ họa 3 chiều (3Ds MAX chẳng hạn).
4. Những lưu ý khác
Hỗ trợ DirectX: Trong WinXp SP2 hộ trợ cao nhất tới Direct 9.0c. Đa số những games chạy trên HĐH này đều hộ trợ Direct 9.0c. Như vậy nếu games của bạn yêu cầu phần cứng hộ trợ Direct 9.0c mà GPU của bạn không hộ trợ Direct 9.0c thì bạn không thể chơi được game đó, hoặc nếu chạy được cũng vô cùng chậm và không hộ trợ những hiệu ứng hình ảnh và âm thanh trong games.
Những dòng card màn hình từ Radeon HD 2xxx và GetForce 8xxx trở lên đều hộ trợ Direct 10. Direct 10 hiện nay mới chỉ có mặt trong Win Vista và Direct 10.1 sẽ có mặt trong Win Vista SP1 sắp sữa phát hành.
Nhà sản xuất: Những card màn hình riêng biệt bộ phận chủ đạo là GPU hầu hết là do ATI và nVidia sản xuất. ATI và nVidia thiết kế những card màn hình dựa trên GPU của mình với những thông số kỹ thuật chuẩn như GPU có tốc độ xung nhịp là bao nhiêu, RAM video loại nào, tốc độ RAM video là bao nhiêu, dung lượng như thế nào?
Các nhà sản xuất như Asus , GigaByte , Biostar …. mua lại GPU và bản quyền sản xuất từ AMD/ATI và nVidia để sản xuất Card màn hình theo tiêu chí kỹ thuật cho trước . Tuỳ theo tính năng kỹ thuật , tuỳ theo khả năng thiết kế mà những nhà sản xuất này sẽ có thể đưa ra những Card màn hình đã chạy Overclock để cho phép chúng làm việc với hiệu suất cao hơn ( thông thường đó là những giải pháp làm mát đi kèm )
Khi mua những Card màn hình như Asus , GigaByte , EVGA…. các bạn nên xem kỹ những thông số kỹ thuật mà tui đã khuyến cáo ở trên để lựa chọn cho mình một cái VGA ngon lành và hiệu quả nhất.