Những kỹ năng sơ cứu cho con cơ bản mà bố mẹ nào cũng phải biết

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Nuôi con luôn là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn đối với các ông bố bà mẹ. Chỉ cần có con, bản năng bảo vệ thiên thần bé bỏng của các bậc phụ huynh sẽ dần càng hoàn thiện. Dưới đây là 10 kỹ năng sơ cứu cho bé bố mẹ nào cũng phải biết.

Cách sơ cứu khi trẻ hóc dị vật

Các bé có thói quen thấy vật nào ngậm được là sẽ cho luôn vào miệng, không kể đó là viên bi hay hạt nhãn, hạt vải. Nếu có lỡ bé bị hóc các dị vật như thế, bố mẹ phải thật bình tĩnh để giải quyết.

Cách sơ cứu khi bé bị hóc dị vật

Cách sơ cứu khi bé bị hóc dị vật

Khi trẻ hóc phải dị vật, trẻ có thể ho sặc sụ hoặc là ó thể ú ớ, khó thở do dị vật nằm chắn ngang đường thở. Hãy nhanh chóng tìm cách đẩy dị vật đó ra ngoài nếu không sẽ đe dọa tới tính mạng của trẻ vì không thở được. Nếu có thể lấy ra được thì hãy dùng tay lấy ra, nhưng nếu dị vật nằm ở vị trí không chạm tới thì tốt nhất là không cố gắng móc ra tránh đẩy nó vào trong. Lúc này hãy làm theo các bước sau:

– Trẻ hơn 12 tháng tuổi, đặt con nằm sấp trên đùi, đánh 5 cái vào giữa xương vai bằng lòng bàn tay. Trẻ nhỏ hơn thì cha mẹ có thể đặt con nằm sấp trên cánh tay, cần đảm bảo đầu và cổ được đỡ chắc chắn rồi mới đánh vào vai bé.

– Nếu vẫn không thấy hiệu quả thì cần lật ngửa bé lên và đặt đầu bé vào lòng bàn tay, hạ thấp người bé xuống. Sau đó hãy dùng 2 ngón ấn mạnh vào xương ức của bé, hãy làm thế sau vào giây và nhìn xem trong miệng bé có gì bật ra không, nếu có thì nhặt ra, nếu không thì tiếp tục ấn.

– Với trẻ đã lớn rồi thì bố hoặc mẹ có thể đứng sau con và đặt nắm tay của bạn ở giữa rốn và lồng ngực. Đặt bàn tay kia nắm lên và kéo mạnh ngược lên. Làm như thế 5 lần.

– Nếu vẫn không thể lấy dị vật ra thì mẹ hãy đưa con đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.

Cách sơ cứu trẻ bị bỏng

Trẻ bị bỏng luôn là nỗi lo của các ông bố bà mẹ vì sự thật là không ít trẻ đã bị bỏng khi còn nhỏ. Nếu không may mà trẻ có bị bỏng thì ngay lập tức mẹ phải làm các bước sau đây:

– Làm mát vị trí bị bỏng bằng nước lạnh trong vòng 10 phút để giảm sự sưng phồng.

– Cần cởi bỏ quần, áo ra nhưng nếu nó dính vào vết bỏng thì lại cần phải giữ nguyên quần áo cho con cì nếu bỏ ra sẽ khiến lớp da của con bị lột theo quần áo.

– Băng vết thương lại cho con bằng loại nilon bọc thức ăn hoặc miếng vải sạch không nhiều sợi lông.

Nếu vết bỏng to và nặng thì mẹ nên đưa con tới bệnh viện ngay sau khi sơ cứu để bác sĩ kịp thời xử lý.

Cách sơ cứu cho trẻ bị ngộ độc

Cách sơ cứu khi con bị ngộ độc

Cách sơ cứu khi con bị ngộ độc

Trẻ con thường hiếu động nên không ít trẻ đã hít hay nuốt phải các chất độc như chất tẩy rửa, thuốc độc hại…

– Đầu tiên mẹ phải xem con nuốt hay hít phải vật gì, mang theo hộp hoặc vỏ đến bệnh viện.

– Không nên bắt con nôn ra vì như thế chỉ làm tổn thương dạ dày mà thôi.

– Nếu con tự nôn thì mang theo chỗ đó tới bệnh viện để phân tích.

– Nếu nuốt phải thứ gây bỏng thì cho uống một ít nước hoặc một ít sữa.

Cách sơ cứu trẻ bị thương và chảy nhiều máu

Trường hợp bé bị đứt tay hoặc chảy nhiều máu thì dưới đây là những việc mẹ cần làm để sơ cứu cho bé.

– Đầu tiên mẹ rửa tay, tốt nhất là đeo găng tay vào để tránh làm con bị nhiễm trùng.

– Sau đó nâng cao vết thương của con để máu chảy về các cơ quan nội tạng thay vì bị chảy mất ra ngoài. Song song đó là kiểm tra xem có gì gắn vào vết thương không? Nếu có thì cũng không được bỏ ra mà cần giữ nguyên để không làm tình hình của trẻ trở nên tồi tệ thêm.

– Dùng vải sạch buộc quanh vết thương và cần lót đệm làm sao để cho vải cao hơn vật thể để không ấn nó vào trong. Sau đó gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

– Mẹ nhớ là không quấn quá chặt để máu vẫn chảy được đến ngón chân và tay. Nếu máu đã cầm được và vết thương không quá sâu thì không cần gọi xe cấp cứu.

Cách sơ cứu trẻ khi bị bong gân

Nếu bé bị bong gân thì mẹ hãy sơ cứu cho con bằng cách như sau:

– Hãy cho con ngồi xuống. Sau đó lấy một ít đá cho vào khăn mặt và áp lên chỗ bị đau đó khoảng 10 phút để giảm sưng tấy.

– Cần băng vết thương cẩn thận và giữ cho chỗ đau đó ở trên cao để làm giảm lượng máu đồ về vết thương để đỡ sưng tấy hơn.

Cách sơ cứu khi trẻ bị ngã

Trẻ con thường rất nghịch và hiếu động nên sẽ không hiếm khi bị ngã sứt đầu mẻ trán. Nếu không may mà con bị ngã thì mẹ cần phải bình tĩnh để sơ cứu cho con.

– Nếu bé bị ngã và bất tỉnh trong một thời gian ngắn thì cần phải quấn chăn cho bé để giảm sốc, sau đó hãy gọi cấp cứu.

– Cần đặt bé nằm ở tư thế hồi phục nếu vẫn còn thở và không có dấu hiệu gãy xương hay chấn thương ở đầu cổ.

– Mẹ cũng cần phải quan sát và tìm xem con có bị thương ở đâu không, đặc biệt khi có các dấu hiệu như vết nứt ở đầu, hai con người không đồng đều, máu chảy từ tai hay chảy nước mũi thì mẹ cần phải cẩn thận. Những dấu hiệu này đòi hỏi phải gọi xe cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, mẹ cũng cần kiểm tra chỗ chày xước hay chân tay xem có hình dáng bất thường không? Nếu nghi ngờ bị gãy xương thì cần giữ nguyên cho đến khi xe cấp cứu đến.

– Trong trường hợp con ngã nhẹ thì chỉ cần dùng miếng vải thấm nước lạnh đắp lên chỗ va đập khoảng 10 phút. Tuy nhiên, đối với trẻ con, sau khi ngã vẫn phải theo dõi khoảng 2 ngày sau, nếu thấy có dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt, khó nói thì phải đưa đến bác sĩ ngay.

Cách sơ cứu khi bé bị điện giật

Không nên cho bé đến gần nguồn điện

Không nên cho bé đến gần nguồn điện

Nhà có con nhỏ thường phải rất cẩn thận vì cứ thấy ổ điện là các bé sẽ lao vào, cho tay vào nếu không có sự quan sát hoặc dặn dò của người lớn. Nếu bé có lỡ cho tay vào nguồn điện thì dưới đây là những bước mẹ phải làm.

– Nếu trẻ vẫn đang trong nguồn điện thì không được chạm vào bé bởi vì bạn cũng sẽ bị giật điện cùng.

– Hãy tìm cách tắt nguồn điện ngay lập tức nếu có thể. Còn nếu như bạn vẫn phải tiếp xúc với trẻ để lấy nguồn điện ra thì cần đứng lên trên vật liệu cách điện khô như cuốn sách dày và dùng thứ gì đó bằng vật liệu cách điện như cuộn báo, chồi gỗ,… để đẩy nguồn điện ra ngoài.

– Nếu có cuộn dây thừng gần đó hãy thòng dây thừng vào cánh tay hoặc cổ chân của bé để kéo con ra khỏi nguồn điện để con được an toàn.

– Tiếp theo, sau khi tách được con ra khỏi nguồn điện rồi thì hãy kiểm tra hơi thở của con, nếu con bất tỉnh nhưng vẫn thở thì cần đặt con ở tư thế hồi phục. Sau đó hãy gọi ngay xe cấp cứu vì vết bỏng do điện giật tuy nhỏ nhưng lại gây nhiều những nguy hiểm và tổn thương bên trong.

Cách tốt nhất để bảo vệ bé đó là không cho bé đến gần nguồn điện, nếu nguồn điện ở dưới thấp thì dùng băng dinh đen dán vào và dặn dò bé nhiều lần là không được cho tay vào ổ điện.

Cách sơ cứu khi trẻ bị ngất

Khi trẻ bị ngất thường các mẹ sẽ rất lúng túng, không biết phải làm thế nào mà chỉ biết gọi con. Tuy vậy, những việc sau đây có thể sẽ giúp con bạn tỉnh dậy sớm hơn.

– Một tay nâng cằm bé lên và tay kia ấn trán bé xuống để ngửa đầu ra. Đường không khí được mở thì hãy lắng nghe hơi thở của trẻ.

– Nếu không thấy trẻ thở thì hãy dùng phương pháp hô hấp nhân tạo: Ngửa đầu ra, nâng căm lên và bịt mũi và hít một hơi thật sâu, gắn miệng lên miệng trẻ và thồi hơi vào miệng bé trong 1 giây.

– Lặp lại thao tác trên không quá 5 lần, kiểm tra xem ngực bé phồng lên không. Nếu không hãy kiểm tra xem có vật cản gì trong miengj bé không và vãn cần đảm bảo đầu vẫn ngửa ra.

– Đặt ngót tay lên xương ức của trẻ. Ấn nhanh và mạnh với tốc khoảng 100 lần/phút. Sau 30 cái thì hãy hà hơi thổi ngạt cho bé để đưa oxy vào phổi. Sau 2 lần hà hơi thổi ngạt, lại ấn ngực. Lặp lại chu kỳ cho đến khi hơi thở trở lại.

Cách sơ cứu trẻ bị chảy máu cam

Cách sơ cứu khi bé bị chảy máu cam

Cách sơ cứu khi bé bị chảy máu cam

Nếu trẻ bị chảy máu cam thì bố hoặc mẹ hãy sơ cứu cho con bằng cách sau đây:

– Cho bé ngồi xuống và hãy ngửa đầu bé lên để máu không chảy ra khỏi mũi. Không ngửa hẳn đầu vì như thế có thể khiến máu chảy ngược vào cổ họng. Bịt mũi bé lại và cho chúng thở bằng miệng trong 10 phút. Nếu máu cam vẫn chảy thì cần ép mũi trở lại trong 2 lần nữa. Khi máu ngừng chảy hắn thì lau sạch mũi.

– Không cho trẻ nói chuyện và ho hay khụt khịt vì dễ làm vỡ mạch máu đã lành trong mũi và có thể làm chảy máu trở lại.

– Nếu áp dụng những cách trên mà máu vẫn chảy trong hơn 30 phút, nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay bố mẹ nhé!

Sơ cứu khi trẻ bị sốc mẫn cảm

Sốc mẫn cảm là phản ứng của dị ứng nặng có thể là do côn trùng đốt hoặc ăn thức ăn gây dị ứng cho trẻ làm giảm huyết áp và gây đỏ ứng mặt, cơ thể, mặt mũi sưng phồng và khó thở.

Đầu tiên cần xác định liệu trẻ có phải bị một dị ứng biết trước và mang theo thuốc điều trị. Tiêm thuốc vào bắp đùi hoặc mông. Tiếp đó thì gọi cấp cứu. Đặt bé ở tư thế hồi phục. Nếu trẻ không thể thở và không có thuốc thì hãy gọi cấp cứu, trong khi chờ xe cấp cứu tới thì hãy thực hiện hô hấp sơ cứu cho bé.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Những điều bố mẹ cần biết về bỉm Popolini

Những điều bố mẹ cần biết về bỉm Popolini

Bỉm Popolini là giải pháp cho những cặp bố mẹ muốn tìm sản phẩm vệ sinh cho bé. Tuy nhiên, bạn lại chưa biết gì về thương hiệu này? Bạn cũng không biết cách chọn bỉm Popolini phù hợp với con? Vậy thì bài viết này sẽ cung cấp những thông tin thật bổ ích về bỉm Popolini mà các bố mẹ nên biết.

Tin tức về Sản phẩm cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Đánh giá sữa chua Gotz, lưu ý khi chọn sữa chua Gotz cho bé

Sữa chua Gotz là lựa chọn tuyệt vời cho mọi lứa tuổi nhờ hương vị tự nhiên, thành phần dinh dưỡng phong phú, đặc biệt không chứa các chất phụ gia nhân tạo. Giá cả hợp lý và công dụng sức khỏe đã giúp Gotz trở thành một sản phẩm quen thuộc và an toàn trong nhiều gia đình.
Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Đặc điểm nổi bật sữa chua Blédina: An toàn và tiện lợi cho trẻ nhỏ

Sữa chua Bledina là lựa chọn lý tưởng cho các bậc phụ huynh muốn mang lại cho trẻ một sản phẩm dinh dưỡng an toàn và chất lượng. Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, cam kết không chất bảo quản và dễ tiêu hóa, Bledina xứng đáng là một phần trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ nhỏ.