Liệu bạn có đang có những nhận thức sai lầm về caffein không? Để bắt đầu, chúng ta cần biết nguồn phổ biến nhất chứa caffein mà chúng ta hay sử dụng. Có phải bạn nghĩ ngay đến cà phê và trà. Nhưng thực tế bạn có biết hạt kola và hạt cacao lại là hai nguồn chứa caffein nhiều nhất? Bạn có biết caffein sẽ thay đổi thế nào sau khi chế biến? Thực tế là có nhiều loại và hình thức caffein đang có trên thị trường.
Lượng caffein có thể dao động từ 160mg trở lên trong một số đồ uống nhiều năng lượng, ít nhất là 4mg trong một khẩu phần ăn hương socola. Ngay cả cà phê không chứ caffein thì cũng chẳng có chút nào caffein trong đó. Caffein cũng có trong thành phần thuốc giảm đau, thuốc trị cảm lạnh và thuốc ổn định chế độ ăn uống. Những sản phẩm này có thể chứa ít nhất 16mg hoặc nhiều hơn 200mg caffein. Trong thực tế, caffein chính là một loại thuốc giảm đau nhẹ và làm tăng hiệu quả giảm đau của thuốc giảm đau khác.
Caffein có trong những thực phẩm nào?
Nếu bạn muốn biết nhiều thông tin hơn hãy đọc bài những lời đồi thổi và sự thật khoa học nghiên cứu về caffein của chúng tôi để làm sáng tỏ thêm về caffein.
Lời đồn thổi: Caffein là một chất gây nghiện
Thông tin này không còn là lời đồn thổi bởi nó là một thông tin chính xác, tuy nhiên tuỳ thuộc vào lượng caffein bạn dùng mà đánh giá khả năng “gây nghiện” của nó. Caffein là một chất kích thích đến hệ thần kinh trung ương và khi sử dụng thường xuyên caffein là nguyên nhân gây phụ thuộc của thể chất. Caffein không đe doạ đến cơ thể bạn, xã hội hay kinh tế theo cách giống các chất gây nghiện. (Mặc dù sau khi nhìn vào chi tiêu hàng tháng của bạn tại một quán cà phê, bạn có thể không đồng ý về điều này).
Nếu bạn dừng sử dụng caffein đột ngột, bạn có thể có một vài triệu chứng trong một hoặc vài ngày, đặc biệt nếu bạn thường xuyên uống từ hai cốc cà phê trở lên trong một ngày. Các triệu chứng thường gặp khi cai caffein bao gồm: đau đầu, mệt mỏi, lo lắng, khó chịu, tâm trạng chán nản và khó tập trung.
Triệu chứng đau đầu, mệt mỏi khi ngừng sử dụng caffein
Không nghi ngờ gì khi việc cai caffein làm bạn cảm thấy những ngày đó tồi tệ. Tuy nhiên, caffein không gây ra các hành vi ở mức độ nghiêm trọng như thuốc phiện, ma tuý hay rượu. Vì lý do này nền hầu hết các chuyên gia không xem xét nhiều sự phụ thuộc caffein là một chất gây nghiện nghiêm trọng.
Lời đồn thổi: Caffein là nguyên nhân gây mất ngủ
Cơ thể của bạn nhanh chóng hấp thụ caffein. Nhưng nó cũng bị đào thải một cách nhanh chóng. Chủ yếu qua gan, một nửa lượng caffein tồn tại trong thời gian tương đối ngắn. Điều này có nghĩa là phải mất trung bình khoảng 5 -7 giờ để cơ thể loại khoảng nửa caffein ra khỏi cơ thể bạn. Sau 8 – 10 giờ, 75% caffein biến mất. Đối với hầu hết mọi người, một đến hai tách cà phê vào buổi sáng sẽ không ảnh hưởng gì giấc ngủ ban đêm.
Tuy nhiên khi bạn sử dụng caffein muộn hơn trong ngày thì nó cũng có thể cản trở giấc ngủ. Nếu bạn giống hầu hết mọi người, giấc ngủ của bạn không bị ảnh hưởng nếu bạn không sử dụng caffein trước khi ngủ 6 tiếng. Tuy nhiên độ nhạy của cơ thể có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào sự trao đổi chất và lượng caffein bạn sử dụng. Những người có độ nhạy cảm cao không chỉ gặp các triệu chứng mất ngủ mà còn bị căng thẳng và khó chịu đường tiêu hoá.
Lời đồn thổi: Caffein tăng nguy cơ loãng xương, bệnh tim mạch và ung thư.
Khi sử dụng khoảng 300 mg caffein mỗi ngày, hoặc ba cốc cà phê – dường như không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của những người trưởng thành khoẻ mạnh nhất. Tuy nhiên, một số người dễ bị tổn thương hơn bởi các tác động của nó. Bao gồm những người bị huyết áo cao và người già. Sau đây là thực tế chứng minh:
– Loãng xương và caffein: Khi sử dụng caffein ở liều lượng cao (hơn 744 mg/ngày), caffein có thể làm tăng lượng canxi và magie đào thảo qua nước tiểu. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy caffein không làm tăng nguy cơ loãng xương, đặc biệt nếu bạn nhận đủ canxi. Bạn có thể bù lượng canxi mất đi khi uống một tách cà phê bằng cách thêm hai thìa sữa. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra một số liên kết giữa caffein và nguy cơ gãy xương hông ở người già. Người già có thể nhạy cảm hơn với tác động của caffein lên quá trình hấp thụ canxi. Nếu bạn là một người phụ nữ cao tuổi, thảo luận với các nhà chăm sóc sức khoẻ về việc liệu bạn có nên hạn chế sử dụng caffein khoảng 300 mg hoặc ít hơn không.
Nếu bạn là người cao tuổi hãy hỏi ý kiến bác sĩ về lượng caffein sử dụng phù hợp
– Bệnh tim mạch và caffein: Với những người nhạy cảm với caffein thì khi sử dụng nhịp tim và huyết áp sẽ tăng nhẹ một lúc. Nhưng một số nghiên cứu lớn chỉ ra không có mối liên quan giữa caffein với cholesterol cao, rối loạn nhịp tim hoặc tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Nếu bạn có các vấn đề về tim mạch, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn về việc sử dụng caffein. Bạn có thể nhạy cảm hơn với tác động của caffein. Ngoài ra, cần nghiên cứu thêm để xác định xem caffein có làm tăng nguy cơ đột quỵ của người bị cao huyết áp hay không.
– Ung thư và caffein. Theo đánh giá của 13 nghiên cứu liên quan đến 20,000 người thì thấy không có mối liên hệ nào giữa bệnh ung thư và sử dụng caffein. Trên thực tế, thậm chí caffein còn có thể có khả năng bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư nhất định.
(còn tiếp)
Minh Hường
(Theo Webmd)
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam