Nhiều bà mẹ Việt Nam hiện nay vẫn thường có quan niệm rằng bồi bổ cho con càng nhiều chất dinh dưỡng càng tốt, con ăn được càng nhiều càng phát triển nhanh. Tuy nhiên, mẹ cần phải nhớ rằng, dạ dày của bé rất nhỏ, hệ tiêu hóa và miễn dịch còn chưa phát triển hết nên nếu ăn quá nhiều chất, bé sẽ chỉ đi vệ sinh nhiều mà không thể hấp thụ được hết. Đấy là còn chưa kể đến tình trạng táo bón, vừa khổ cho bé vừa gây lo lắng cho mẹ.
Có nên pha chung sữa bột và sữa mẹ?
Mặc dù các nhà khoa học vẫn luôn khuyến cáo rằng nên cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và có thể tiếp tục cho con bú đến ngoài 2 tuổi, nhưng, một số mẹ vì không đủ sữa cho con, con không chịu bú mẹ hoặc vì lý do công việc nên phải lựa chọn cho bé bú song song cả sữa mẹ, cả sữa công thức. Cũng chính trong trường hợp này mà nhiều người đã nảy ra ý định pha hai loại sữa với nhau với suy nghĩ vừa giúp con bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vừa khiến con không bị lạ miệng khi phải làm quen với cả hai vị sữa trong cùng một ngày.
Dưới đây là những lý do mà mẹ không nên pha sữa bột với sữa mẹ, dù là trong bất cứ trường hợp nào.
Pha sữa bột và sữa mẹ có thể khiến vị sữa trở nên “kinh khủng”
Sữa mẹ và sữa bột có vị rất khác nhau, dù có một vài loại sữa công thức được cho là giống sữa mẹ nhưng thực sự thì hai vị sữa này là hoàn toàn khác nhau. Nếu sữa mẹ nhạt, ngậy thì sữa công thức “đậm đà” hơn, có sữa thì tanh, có sữa thì hơi mặn, có sữa lại rất ngọt. Bởi vậy, khi pha sữa bột với sữa mẹ, mùi vị của sữa có thể trở nên “kinh khủng” và bé chắc chắn là không thích điều này.
Pha sữa bột và sữa mẹ là đang lãng phí lượng sữa mẹ quý giá
Nếu nói về giá trị dinh dưỡng, sữa bột cho bé có thể có hàm lượng các chất cao hơn nhưng sữa mẹ lại đầy đủ kháng thể, khoáng chất, đặc biệt là giúp bé dễ dàng hấp thu. Vì vậy, việc pha trộn giữa hai loại sữa sẽ khiến sữa mẹ bị giảm giá trị. Không những thế, trong trường hợp bé bú không hết bình thì mẹ vẫn phải đổ luôn cả bình có sữa mẹ đi bởi sữa mẹ thì có thể bảo quản trong tủ lạnh nhưng sữa công thức thì lại phải đổ đi nếu uống thừa. Mẹ đã không đủ sữa cho con bú hoàn toàn rồi lại phải bỏ đi một phần như thế thì cực kỳ lãng phí.
Công thức sữa bột và sữa mẹ có thể không hòa hợp với nhau
Mẹ nên biết rằng sữa mẹ tiết ra nhiều hay ít, hàm lượng chất như thế nào một phần lớn là do nhu cầu của bé. Điều này có nghĩa là sữa mẹ có hàm lượng các thành phần rất hoàn hảo cho sự phát triển của con rồi. Trong khi đó, sữa bột cũng có công thức pha sữa riêng với tỷ lệ nước – bột nhất định. Nếu pha chung sữa mẹ và sữa bột, một số thành phần có thể sẽ thừa ra, đặc biệt, với trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng, uống nhiều nước làm cản trở khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, nồng độ natri trong cơ thể bị loãng, gây nhiễm độc nước và có thể đe dọa tới tính mạng.
Pha sữa bột và sữa mẹ có thể gây nguy cơ nhiễm độc khi bú
Mặc dù các thành phần trong sữa công thức là “mô phỏng” lại sữa mẹ nhưng chúng lại không giống nhau, đặc biệt là thành phần đạm và tỷ lệ nước của sữa bột và sữa mẹ là hoàn toàn khác nhau. Nếu các thành phần trong hai loại sữa này xung khắc và phản ứng với nhau, bé có thể bị nhiễm độc khi bú, điều này không những khiến hệ tiêu hóa của bé bị tổn thương mà thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của bé.
Một số lưu ý khi cho bé bú song song sữa mẹ và sữa công thức.
Dưới đây là một số lưu ý cho các mẹ khi cho con uống sữa:
– Ưu tiên sữa mẹ hàng đầu. Mẹ có bao nhiêu sữa thì nên cho con bú bằng hết, con bú càng nhiều thì mẹ lại càng nhiều sữa, vì vậy, có thể ban đầu sữa mẹ ít nhưng thời gian sau, sữa sẽ nhiều lên.
– Khi cho bé bú song song sữa mẹ và sữa bột thì mẹ nên cho bé bú sữa mẹ trước, khoảng 1-3 tiếng sau mới cho bé bú sữa công thức.
– Chọn sữa bột công thức có vị nhạt, tương đồng với sữa mẹ để bé dễ làm quen.
– Ngoài uống sữa bột, bú sữa mẹ thì khi được 6 tháng tuổi, bé cần được bổ sung các chất dinh dưỡng từ các thực phẩm bên ngoài.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam