Phong tục đón Giáng sinh ở các nước trên thế giới

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Ở Việt Nam, mặc dù Giáng sinh không phải là ngày lễ chính thức nhưng dần dần nó đã được hưởng ứng một cách nhiệt tình. Hãy cùng tìm hiểu phong tục đón Giáng sinh ở các nước trên thế giới!

Phong tục đón Giáng sinh ở Phần Lan

Ở Phần Lan, ngày lễ Giáng sinh là ngày 5 tháng 12. Trước năm 1850, vào ngày này Sinterklaas, hay còn gọi là thánh Nicholas, sẽ đến bằng thuyền hơi nước từ nhà của mình tại Tây Ban Nha mang quà cho trẻ em ngoan và cho trẻ em hư và túi để phạt và dạy dỗ lại.

Tuy nhiên, vào năm 1850, tác giả chuyện thiếu nhi Jan Schenkman vẽ thêm một người giúp việc da đen cho ông và được biết với tên gọi là Zwarte Piet (Pete Đen). Sau đó, công việc của Zwarte Piet là trèo vào ống khói để đưa quà cho trẻ em ngoan và bắt trẻ em hư.

Ở đây, người dân có tục lệ đi tắm hơi trước khi ông già Noel ghé thăm. Vào ngày Noel, hầu hết mọi người đều đến Nhà thờ, sau đó đi thăm mộ những người thân trong gia đình để tưởng nhớ những người đã khuất. Món ăn Noel truyền thống gồm có thịt heo bỏ lò, khoai tây nghiền, cá hồi, cháo đặc và gà tây.

Phong tục đón Giáng sinh ở Iceland

Ở đất nước này có rất nhiều ông già Noel. 13 ngày trước Giáng sinh, Santa đầu tiên sẽ từ núi xuống và tới thăm từng ngôi nhà và bỏ kẹo vào giày của trẻ em khi chúng đang ngủ. Những trẻ em ngoan sẽ được nhận quà như quýt, thẻ cào, kẹo ngọt trong khi đó trẻ em hư sẽ nhận được quà kém hấp dẫn như khoai tây. Ngày tiếp theo Cha của Chúa sẽ tới và các Santa khác tiếp tục đến trong các ngày tiếp theo. Sau đó, vào ngày 25 tháng 12, Santa đầu tiên lại quay trở lại. Ngày tiếp theo Cha của Chúa sẽ quay lại. Ngày 6 tháng 1 được gọi là “Ngày thứ 13” và là ngày cuối cùng của Giáng sinh khi ông già Santa cuối cùng về nhà.

Phong tục đón Giáng sinh ở Ba Lan

Vào dịp Giáng sinh ở Ba Lan, trẻ em sẽ được nhận quà vào ngày 6 tháng 12. Và ông già Noel của đất nước này không mặc đồ trắng – đỏ mà mặc đồ trắng – vàng, bởi vậy, nếu đến đất nước này bạn sẽ thấy hơi lạ lẫm bởi hình ảnh Santa Claus.

Phong tục đón Giáng sinh ở Na Uy

Tại Nauy, ông già Noel có tên gọi là Julenissen, người đàn ông này sẽ đi phát quà cho trẻ em vào đêm Giáng sinh.

Ngoài ra, nhiều gia đình sẽ để một nhánh lúa mỳ cho chim ăn vào dịp Giáng sinh. Họ cũng để cháo gạo bên ngoài cho Nisse, người mà họ tin rằng đang trong coi gia súc của nông trại mình.

Phong tục đón Giáng sinh ở Argentina

Vào dịp Giáng sinh, người Argentina trang trí nhà của mình với vòng hoa trắng và đỏ treo trước cửa. Họ thường trang trí cây thông trước ngày 8 tháng 12. Bữa tiệc chính được tổ chức vào đêm Giáng Sinh.

Các món ăn truyền thống gồm gà tây quay, thịt lợn quay, cà chua nhồi và bánh mì Giáng sinh hoặc bánh pudding. Mọi người thường bắn pháo hoa vào nửa đêm và nâng ly chúc mừng ngày Giáng sinh bắt đầu.

Phong tục đón Giáng sinh ở Úc

Giáng sinh ở Úc lại diễn ra vào mùa hè. Vào dịp này, người Úc thường treo vòng hoa lá vọng trước cửa ra vào, họ cũng trang trí nhà cửa và vườn tược bằng những ngọn đèn lấp lánh hoặc bẳng rất nhiều “cây bụi Giáng sinh” – một loài cây bản địa của nước Úc với lá xanh và hoa màu kem. Khi tới Úc, các con tuần lộc của Santa được thay thế bằng kanguru.

Phong tục đón Giáng sinh ở Nigeria

Ở Nigeria, Giáng sinh được xem là một sự kiện trọng đại của mỗi gia đình. Họ thường tổ chức tiệc vào đêm 24 và sáng ngày 25 họ sẽ đi nhà thờ để cảm ơn Chúa. Mặc dù mọi thứ đều được trang trí cho dịp này nhưng ở đây người ta thường đặt cây thông giả thay vì cây thông thật.

Người Nigeria ăn gà tây vào dịp này. Tuy nhiên, bữa ăn truyền thống Giáng sinh có thể thêm gà, bò, dê hoặc cừu.

Phong tục đón Giáng sinh ở Srilanca

Một đất nước chỉ có 7% theo đạo Thiên chúa (còn lại hầu hết mọi người đều theo đạo Phật) nhưng Giáng sinh vẫn là ngày nghỉ lễ của cả nước. Mùa Giáng sinh thường bắt đầu vào 1 tháng 12 khi mọi người bắn loạt pháo hoa đầu tiên vào bình minh. Đường phố và các cửa hiệu đều trang hoàng rực rỡ và có cây thông Noel. Tại Sri Lanka, Santa có tên gọi là Naththal Seeya.

Phong tục đón Giáng sinh ở Anh

Ở nước Anh, Giáng sinh diễn ra trong ba ngày: Christmas Eve (24/12), Christmas Day (25/12) và Boxing Day (26/12); trong đó, người ta không ăn lễ nửa đêm ngày 24 mà vào chiều 25/12. Ðêm 24/12, họ đi dự lễ, khi về là ngủ ngay.

Ngày chính lễ là sáng 25. Thông thường, các thành viên gia đình gặp gỡ, tặng quà, chúc mừng nhau và có buổi ăn chính. Anh là quốc gia đầu tiên trưng cây tầm gửi (biểu tượng cho hòa bình và hạnh phúc) trong dịp Giáng sinh. Vào đêm Noel, những chiếc bánh pudding được dùng làm thức ăn bên cạnh những vật trang trí với hy vọng sẽ mang lại may mắn cho mọi người. Chính người Anh cũng là những người đầu tiên thực hiện phong tục này, sau này chiếc bánh pudding đã xuất hiện trên bàn tiệc Giáng sinh của nhiều nước khác.

Phong tục đón Giáng sinh ở Mexico

Vào đêm trước lễ Giáng sinh, nhiều ca sỹ Mexico mang chuông và nến đi khắp các ngả đường trước khi đến nhà thờ. Mặc dù đêm Giáng sinh mọi thứ vô cùng rộn ràng nhưng sau đêm này lại là một ngày yên tĩnh kỳ lạ, các con đường luôn vắng vẻ vì người Mexico còn ngủ để lấy lại sức.

Phong tục đón Giáng sinh ở Ukraine

Ngày Giáng sinh chính thống của đất nước này là 7/1 và ông già Noel đến thăm trẻ em bằng chiếc xe trượt tuyết được kéo bởi ba con tuần lộc chứ không phải bằng sáu con như thường lệ. Ông già Noel đi cùng một cô bé tên là “Cô bé bông tuyết” vì cô mặc y phục màu xanh bạc và đội một chiếc mũ bông tuyết trắng.

Phong tục đón Giáng sinh ở Việt Nam

Tại Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung và thường được tổ chức vào đêm 24 và kéo sang rạng sáng ngày 25/12.

Trong những ngày này, cây thông Noel được trang trí ở nhiều nơi có thể là cây thật (thường là thông ba lá hoặc thông mã vĩ) hoặc cây bằng nhựa (ở các nước phương tây thường là họ Bách tán). Trên cây, người Việt Nam thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường là những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây….

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Tin tức về Cuộc sống

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Review sữa bột pha sẵn IQLac Colostrum cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng sữa bột công thức pha sẵn dành cho trẻ biếng ăn. Thế nhưng đâu là lựa chọn tốt cho con? Với các bé có tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng thì dòng sữa bột công thức pha sẵn IQLac Colostrum là một lựa chọn đáng quan tâm.