Mỗi ngân hàng đều có một quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân hết sức chặt chẽ bởi đây là hình thức vay mang lại nhiều rủi ro cũng như tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu tín dụng. Việc xác định rõ mục đích vay vốn và hiểu rõ được quy trình cho vay của các ngân hàng sẽ giúp bạn tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn. Nhìn chung các ngân hàng cơ bản đều có những bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng
Sau khi làm rõ mục đích vay vốn và xác minh sơ bộ về khả năng tài chính của bạn, nhân viên tín dụng sẽ hướng dẫn cách làm hồ sơ vay vốn sao cho phù hợp. Vì mỗi ngân hàng có một yêu cầu riêng cũng như các yêu cầu về giấy tờ cần thiết của mỗi sản phẩm vay là khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, một bộ hồ sơ vay sẽ gồm có:
– CMND/ hộ chiếu
– Sổ hộ khẩu/ giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên
– Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn)
– Giấy đề nghị vay vốn và phương án sử dụng vốn
– Tài liệu chứng minh mục đích vay vốn
– Tài liệu chứng minh thu nhập: hợp đồng lao động, xác nhận lương,…
Bước 2: Thẩm định điều kiện vay tiêu dùng cá nhân
Đây là khâu quan trọng nhất của quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân nhằm xác minh tính chính xác của giấy tờ khách hàng đã nộp cho ngân hàng đồng thời làm căn cứ cho quyết định về việc cho vay vốn hay không và quyết định đó có chính xác hay không đều dựa trên kết quả bước thẩm định này. Bởi khoản vay này như vay tín chấp nên ngân hàng rất chú trọng bước này
Ngân hàng sẽ tiến hành: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn, điều tra và thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, kiểm tra xác minh thông tin, sau đó phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn về tư cách và năng lực pháp luật, năng lực hành vi nhân sự
Bước 3: Phân tích tín dụng của người vay tiêu dùng
Phân tích tín dụng là một bước trong quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân nhằm xác định rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro. Nội dung phân tích tín dụng thường bao gồm: thu thập và phân tích thông tin nhằm xác định uy tín, tư cách pháp lý, khả năng tài chính và khả năng thanh toán của người đi vay trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.
Bước 4: Xét duyệt cho vay tiêu dùng cá nhân
Sau quá trình xem xét nguồn vốn, điều kiện thanh toán, phương thức và lãi suất cho vay, nhân viên tư vấn sẽ nộp hồ sơ và báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để tiến hành kiểm tra, xem xét đồng thời có thể tái thẩm định (nếu cần thiết), sau đó trình lên giám đốc duyệt. Khi đó giám đốc sẽ căn cứ vào hồ sơ và báo cáo thẩm định để xem xét việc cho vay hay không.
Nếu hồ sơ được duyệt thì nhân viên tín dụng sẽ thông báo đến bạn và tiến hành gặp để ký kết hợp đồng vay tiêu dùng tín chấp.
Bước 5: Ký kết hợp đồng và giải ngân
Bước tiếp theo trong quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân đó chính là ký kết hợp đồng và giải ngân. Hợp đồng tín dụng chính là văn bản viết ghi lại thỏa thuận giữa bạn và Ngân hàng. Hai bên có trách nhiệm phải tuân thủ đúng các yêu cầu của nhau. Nội dung chính của hợp đồng tín dụng thường bao gồm:
– Khách hàng: họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân
– Mục đích sử dụng khoản vay
– Số lượng tín dụng
– Lãi suất cho vay
– Thời hạn tín dụng
– Các loại đảm bảo
– Điều kiện thanh toán
Sau khi được giám đốc phê duyệt thì phòng kế toán có trách nhiệm giải ngân khoản vay tiêu dùng tới khách hàng.
Bước 6: Thu nợ và đưa ra phán quyết tín dụng mới cho khách hàng vay tiêu dùng
Đây là bước cuối cùng trong quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân. Việc thu nợ khi tới hạn là việc làm hàng tháng của ngân hàng bao gồm tiền lãi và một phần khoản vay gốc. Số tiền này đã được thỏa thuận và quy định rõ trong hợp đồng vay vốn đã ký trước đó.
Một số trường hợp trả nợ trễ hoặc trả không đủ thì ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của khách hàng để có các phán quyết tín dụng mới phù hợp. Một điều cần chú ý đó là bất cứ lúc nào bạn chưa trả hết nợ của khoản vay thì khi đó quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân vẫn chưa kết thúc.
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận khoản vay tiêu dùng cá nhân hơn khi có nhu cầu.