Hướng dẫn cách lấy bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn đầy đủ chi tiết

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Trong trường hợp gặp sự cố, bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn sẽ phát huy hiệu lực với những quyền lợi dành riêng cho người tham gia. Tìm hiểu quá trình đền bù tổn thất và những quy định khi tham gia sản phẩm bảo hiểm này sẽ giúp bạn hưởng được lợi ích tối ưu.

1. Khi bị tai nạn ô tô nên làm gì

1.1 Những điều không nên làm

Tự thỏa thuận: Trong những vụ va chạm mà không có ai bị thương, nhiều lái xe thường tự thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên nhiều trường hợp như vậy sẽ không có căn cứ cụ thể để xác minh về vụ tai nạn, dẫn đến việc không được bảo hiểm chịu trách nhiệm. Do đó tốt nhất, bạn nên gọi cho cảnh sát giao thông, báo cáo về vụ tai nạn và yêu cầu biên bản vụ việc để có cơ sở làm thủ tục bồi thường.

Bỏ đi hay trốn khỏi hiện trường vụ tai nạn: Nếu không dừng xe và đánh giá tình hình, nguy cơ gặp phải rắc rối tới pháp luật là rất cao. Trong trường hợp có người bị thương hoặc tử vong, nhiều khả năng bạn sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự và tăng tình tiết phạm tội. Ngoài ra, xét về vấn đề đạo đức thì điều này hoàn toàn không nên.

Không nên mất bình tĩnh khi gặp sự cố xe cộKhông nên mất bình tĩnh khi gặp sự cố xe cộ.

1.2 Những điều nên làm

Kiểm tra có ai bị thương không: Khi có va chạm xảy ra, bạn nên ở lại hiện trường và nhanh chóng kiểm tra xem có ai bị thương không để tiến hành các thao tác sơ cứu cần thiết. Lúc này việc cứu người cần được ưu tiên hơn cả.

Thông báo tai nạn, sự cố xảy ra cho cảnh sát, trung tâm cấp cứu: Sau khi kiểm tra về tình trạng con người, hãy gọi trung tâm cấp cứu nếu cần. Bên cạnh đó, hãy đánh giá tình trạng tai nạn cả hai phía và nhanh chóng gọi cho cơ quan chức năng.

Giữ nguyên hiện trường: Trong trường hợp xe vẫn có thể điều khiển, bạn có thể lái về lề đường cho tới khi đội cứu hộ hoặc lực lượng chức năng tới. Nếu không, hãy cố gắng giữ nguyên hiện trường và cần sử dụng các vật dụng như đèn báo hiệu hoặc biển báo tai nạn để không có thêm bất kỳ tổn thất hay tai nạn nào.

Bên cạnh đó, bạn cần gọi đại diện công ty bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn trước khi sửa xe hay có can thiệp nào. Khi đó chuyên viên sẽ nắm bắt tình hình, thống nhất với chủ xe trong việc đánh giá tổn thất và tư vấn những việc cần làm. Ngoài ra nếu người gặp nạn sử dụng bảo hiểm tai nạn và viện phí có nhiều quyền lợi thì trường hợp này cũng sẽ được hỗ trợ.

Nên bình tĩnh xử lý khi xảy ra tai nạn ô tôNên bình tĩnh xử lý khi xảy ra tai nạn ô tô.

2. Đền bù bảo hiểm ô tô khi bị tai nạn

2.1 Giám định tổn thất

Trong trường hợp không xảy ra tai nạn, việc giám định cần có đại diện từ công ty bảo hiểm và chủ xe (hoặc người đại diện hợp pháp) để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Khi đó, nếu tổn thất ước tính nhỏ hơn 5 triệu hoặc thiệt hại do tác động của vật cứng gây hỏng các bộ phận như kính, đèn gương thì đại diện phía bảo hiểm sẽ nhanh chóng đưa ra kết luận bồi thường. Tổn thất từ 5 đến 10 triệu thì giám định viên sẽ phải xác minh giám định ngay tại hiện trường. Ở mức cao hơn, phía bảo hiểm phải báo cáo cơ quan chức năng tham gia vào việc xác minh.

Trường hợp xe ô tô tham gia bảo hiểm va chạm với bên thứ ba: đại diện hợp pháp của xe cần làm việc với lực lượng chức năng và có mặt giám định viên của bảo hiểm. Khi đó với tổn thất dưới 20 triệu đồng thì cần có xác nhận của đại diện từ cơ quan chức năng. Ở mức cao hơn, bạn cần hồ sơ do cảnh sát giao thông lập nên để làm thủ tục bảo hiểm.

Giám định tổn thất xe ô tô bị tai nạnGiám định tổn thất xe ô tô bị tai nạn.

2.2 Hồ sơ bồi thường

Để hoàn tất thủ tục bồi thường bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn, đại diện hợp pháp của xe cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sau:

  • Tờ khai và giấy yêu cầu bồi thường.
  • Các loại giấy tờ xe (đăng ký xe hoặc giấy tờ sở hữu xe hợp pháp, giấy phép lưu hành hoặc sử dụng xe, bằng lái, chứng minh thư người lái, chứng nhận bảo hiểm).
  • Thông tin xác nhận vụ tai nạn: gồm biên bản giám định của cơ quan bảo hiểm, các loại biên bản xác minh vụ tai nạn, hiện trường, giải quyết, ảnh chụp hiện trường và các tài liệu liên quan. Trong trường hợp có cơ quan chức năng, cần có thêm biên bản khám nghiệm phương tiện và kết quả điều tra ban đầu để hoàn thiện thủ tục.
  • Các chứng từ liên quan đến tổn thất: về tài sản bao gồm hóa đơn chứng từ hợp lệ sau khi sửa chữa, giấy tờ chứng minh phần chi phí mà chủ xe đã chi trả để giảm tổn thất. Về con người gồm các giấy tờ do cơ quan y tế cấp như giấy chứng thương, ra viện, phẫu thuật, hồ sơ bệnh án hoặc giấy chứng tử trong trường hợp tử vong.

Ngoài ra tùy từng tình huống mà có thể thêm hoặc bớt các loại giấy tờ liên quan. Những thông tin này sẽ được đại diện phía cơ quan bảo hiểm hướng dẫn, tư vấn cụ thể.

2.3 Phương án bồi thường

Trong trường hợp mua điều khoản chọn cơ sở sửa chữa, mức bồi thường sẽ tương ứng với chi phí cần trả cho thiệt hại dựa vào bảng giá của hãng hoặc giá thị trường theo thỏa thuận trước khi sửa. Còn nếu không đăng ký mua mục này, công ty bảo hiểm sẽ chỉ định đơn vị sửa chữa. Bạn sẽ phải tự trả phần chi phí trội lên nếu không đồng ý.

Với các tình huống sau, công ty bảo hiểm sẽ tiến hành bồi thường bằng tiền cho người tham gia:

  • Tài sản hư hỏng dễ đánh giá thiệt hại nhưng không có sản phẩm thay thế, bạn.
  • Tai nạn xảy ra ở khu vực không có dịch vụ đảm bảo được về chất lượng hoặc tiến độ sửa chữa.
  • Thời gian sửa kéo dài, trong khi đó cần phải giải quyết tổn thất ngay.

2.4 Mức bồi thường

Tùy vào từng trường hợp tổn thất và bảo hiểm bạn tham gia mà việc hạch toán tiền bảo hiểm tai nạn xe ô tô khác nhau. Thông thường, với các công ty bảo hiểm uy tín và có sự hỗ trợ nhiệt tình cho khách hàng thì quá trình này diễn ra rất nhanh chóng, thuận tiện. Thông thường, sau khi ghi nhận và xác minh thông tin thì mức bồi thường sẽ tính như sau:

Trường hợp tổn thất bộ phận: bằng tỷ lệ giá trị tổng thành xe theo quy định của bảo hiểm hoặc chi phí sửa chữa tùy vào mức nào nhỏ hơn.

Trường hợp tổn thất toàn bộ: tức là xe bị thiệt hại không thể khôi phục, mất tích, mất cắp, chi phí sửa lớn hơn giá trị thực của xe, hoặc thiệt lại lớn hơn hoặc bằng mức tỷ lệ nhất định so với giá trị xe (tỷ lệ này xét theo quy định của bảo hiểm và đi kèm giới hạn bảng tỷ lệ cấu thành xe). Khi đó mức bồi thường bằng số tiền bảo hiểm trừ khấu hao xe, hoặc bằng giá xe trước khi xảy ra tai nạn.

Quy định về phương án bồi thường đã quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểmQuy định về phương án bồi thường đã quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm.

3. Lưu ý khi mua bảo hiểm xe ô tô

3.1 Lựa chọn gói bảo hiểm phù hợp

Trước khi quyết định tham gia bất kỳ chương trình gì, bạn cần đặt câu hỏi liệu có nên tham gia bảo hiểm không và mua loại nào tốt nhất. Đối với chủ sở hữu xe, cần dựa trên khả năng tài chính và điều kiện sử dụng thực tế để lựa chọn phù hợp. Chẳng hạn như xe thuộc phân khúc phổ thông hoặc trung bình thì nên mua gói thân vỏ và ngập nước, xe thuộc phân khúc cao cấp thì nên chọn gói mất cắp bộ phận xe. Trên hết, bạn nên mua bảo hiểm xe ô tô của những công ty tài chính uy tín để đảm bảo được hỗ trợ nhanh và hưởng quyền lợi như cam kết khi xảy ra sự cố.

3.2 Tìm hiểu về dịch vụ sửa chữa

Việc tìm hiểu kỹ đơn vị sửa chữa uy tín và thuận tiện sẽ giúp bạn tránh khỏi những thiệt thòi trong quá trình đòi quyền lợi bảo hiểm. Dù cho đó là cơ sở do công ty bảo hiểm quy định hay bạn lựa chọn thì cũng cần xem xét về các yếu tố: chất lượng dịch vụ, uy tín trên thị trường, khả năng giải quyết bồi thường, tiến độ sửa chữa và mức độ hỗ trợ khách hàng.

3.3 Nắm rõ quy định trong hợp đồng

Thay vì chỉ nghe nhân viên tư vấn, bạn cần chủ động tìm hiểu hết các quy tắc bảo hiểm và từng điều khoản trong hợp đồng trước khi tham gia. Trong đó, cần ghi nhớ những quyền lợi và trách nhiệm của bản thân, làm rõ từng nội dung để có cơ sở làm việc sau này.

Cần nắm rõ quy định trong hợp đồngCần nắm rõ quy định trong hợp đồng.

Việc hiểu rõ các quy định, thủ tục bảo hiểm xe ô tô khi bị tai nạn sẽ rất hữu ích trong những trường hợp gặp sự cố. Vì vậy hãy lưu những thông tin này lại để tham khảo khi cần thiết bạn nhé. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu và tham gia các loại bảo hiểm tự nguyện của những đơn vị uy tín để đề phòng rủi ro trong tương lai.

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về

Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ, độ tuổi nào, cho ai trong gia đình?

Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ, độ tuổi nào, cho ai trong gia đình?

Bảo hiểm nhân thọ có tốt không? Khi nào nên mua bảo hiểm nhân thọ thì tốt nhất? Đây là những câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm và muốn được giải đáp khi tìm hiểu về bảo hiểm nhân thọ. Để có được câu trả lời chính xác nhất, bạn hãy tham khảo bài viết này.
Luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô: phạm vi, giám định tổn thất và mức chi trả

Luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô: phạm vi, giám định tổn thất và mức chi trả

Theo quy định hiện hành của Nhà Nước, bất kỳ xe ô tô lưu thông trên đường đều có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xe ô tô. Việc này có thể bảo vệ quyền lợi của chính bạn khi gặp sự cố ngoài ý muốn. Vậy bảo hiểm xe ô tô là gì và luật bồi thường bảo hiểm xe ô tô như thế nào? Cùng Websosanh tìm hiểu nhé!
Nên mua bảo hiểm nào cho bố mẹ, người lớn tuổi tốt nhất?

Nên mua bảo hiểm nào cho bố mẹ, người lớn tuổi tốt nhất?

Tuổi già phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, ngoài sức khỏe thì còn có các nỗi lo về tài chính. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều người chọn mua bảo hiểm, tuy nhiên nên mua bảo hiểm nào cho người lớn tuổi phù hợp không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.