So sánh 3 hệ thống phanh phổ biến trên xe máy hiện nay: loại nào tốt nhất

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Giũa phanh tang trống, phanh đĩa, phanh ABS thì phanh nào tốt hơn? Cùng chúng tôi so sánh và tìm hiểu.

 

Bảng so sánh phanh đĩa, phanh tang trống và phanh ABS

Tiêu chí

Phanh đĩa

Phanh tang trống

Phanh ABS

Cấu tạo phanh

Cấu tạo của phanh đĩa

Cấu tạo của phanh đĩa

 

Cấu tạo phanh tang trống

Cấu tạo phanh tang trống

 

Cấu tạo phanh ABS

Cấu tạo phanh ABS

 

Cơ chế hoạt động

Khi bóp tay phanh, dầu nhờn trong xy lanh sẽ ép ngàm phanh “ngậm” lại.

 

Má phanh trực tiếp kẹp đĩa phanh, khiến rô to ngừng quay, và do đó, bánh xengay lập tức dừng lại

Khi bóp tay phanh, dây cáp và cần phanh kéo căng pít tông, lá kép phanh ép căng

 

Phần má phanh này ép trống đang quay ngừng lại, và do đó bánh xe ngừng lại

Hệ thống này sẽ giám sát tốc độ của các bánh khi phanh, và phát hiện tình trạng bó cứng trong quá trình phanh, từ đó, đưa ra các tín hiệu điều chỉnh phanh để quá trình phanh xe được an toàn hơn

 

Ưu điểm

– Dừng chính xác

 

– Lâu bị mòn do diện tích tiếp xúc với không khí rộng hơn, khi phanh, má phanh nhanh nguội, nên lâu bị mòn hơn

– Dừng chính xác, nhưng kém phanh đĩa

 

– Rẻ tiền và lúc phanh không sợ bị sốc

– Dừng xe chính xác

 

– Hạn chế tối đa tình trạng bó cứng khi phanh, do đó, rất an toàn khi di chuyển ở tốc độ cao hoặc trong điều kiện đường trơn ướt

Nhược điểm

– Dễ bị sốc, khiến xe bị lộn nếu bóp phanh nhanh, bất ngờ

 

– Đắt tiền hơn, do đó được áp dụng trên những xe hiện đại hơn và thường là các xe tay ga

– Khi cần dừng gấp thì vẫn trượt trên đường một đoạn do khó dừng chính xác

 

– Nhanh bị mòn do má phanh trong hốc kín (trong trống), nên không tiếp xúc với không khí, khiến má phanh nhanh hỏng

– Giá đắt hơn do được trang bị những tính năng hiện đại, đòi hỏi chi phí cao để chế tạo

 

– Khá hiểm trên thị trường Việt Nam, nên khi bị trục trặc thì chỉ có thể đến chính hãng để sửa chữa

Sử dụng trong dòng xe nào

Thường sử dụng trong những chiếc xe lớn, công suất lớn cũng như các loại xe mô tô, đi với tốc độ cao

 

Ví dụ: Các dòng xe tay ga hiện đại đều sử dụng loại phanh này

Thường sử dụng xe nhỏ, dung tích xi lanh thấp, với công suất thấp khoảng 50cc hoặc các loại xe đạp

 

Ví dụ: Honda Little Cub, Benelli Seta 50, SYM Angela 50, …

Thường sử dụng xe tốc độ cao, mô tô và các dòng xe ga hiện đại trên thị trường

 

Ví dụ: Vespa 946, Piaggio Liberty, Attila Venus, Yamaha NMax,…

 

– Phanh tang trống: loại phanh này thường được sử dụng ở những dòng xe máy cũ, và có dung tích xy lanh dưới 50cc, hoặc trên các bánh sau của các dòng xe máy hiện đai, công suất lớn. Dòng phanh tang trống này khá tốt với các dòng xe có công suất thấp, vì khá an toàn và không có hiện tượng bị lật máy khi bóp phanh, tuy nhiên, lực phanh không mạnh, nên không thích hợp với những xe có vận tốc cao

Phanh đĩa: Loại phanh này phổ biến nhất trên các dòng xe máy hiện đại, vì phanh đĩa có lực phanh mạnh, giúp giữ xe lại khi muốn dừng gấp ở tốc độ cao. Tuy nhiên, tình trạng bị bó cứng phanh sẽ khiến xe máy dễ bị đổ hoặc lật xe khi phanh gấp

– Phanh ABS hay hệ thống phanh chống bó cứng hiện đại là hệ thống phanh an toàn, hiện mới chỉ được áp dụng ở một số dòng xe máy hạng sang hoặc trên các dòng xe mô tô phân khối lớn, nguyên lý hoạt động tương tự phanh đĩa nhưng an toàn hơn.

Hiện nay, mặc dù có giá đắt đỏ nhưng phanh ABS cũng đã trở nên phổ biến hơn với hàng loạt các dòng xe máy từ các hãng được trang bị như: Honda SH, Honda PCX, Yamaha NMAX, Piaggio Vespa, Piaggio Liberty…mang tới cho người dùng sự an toàn tuyệt vời hơn khi vận hành.

Tin tức về Xe máy

Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!