So sánh hai chiếc máy ảnh Fujifilm X-T3 và Sony A7 III

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
X-T3 là máy ảnh mới nhất của Fujifilm còn A7 III là chiếc máy ảnh nổi tiếng nhất của Sony ở thời điểm này. Vậy giữa hai chiếc máy ảnh này có gì khác biệt?

1. Định dạng cảm biến

Cả hai máy đều được trang bị cảm biến có thiết kế BSI (backside illuminated) và độ phân giải tương đương nhau (24.3MP trên A7 III; 26.1MP trên X-T3). Điểm khác biệt lớn nhất tất nhiên là kích cỡ cảm biến: Sony A7 III sử dụng cảm biến full-frame/35mm, trong khi Fujifilm X-T3 sử dụng cảm biến APS-C.

Một điểm khác nữa là bố cục điểm ảnh: Sony sử dụng loại bố cục Bayer tiêu chuẩn với mỗi dòng nhúng hai trong ba màu đỏ, lục, lam, còn Fujifilm sử dụng loại bố cục X-Trans cho phép mỗi dòng nhúng tối thiểu một điểm ảnh đỏ, lục và lam.

X-T3 có dải ISO thường 160-12800, với tùy chọn mở rộng xuống đến 80 hoặc lên dến 51200. A7 III có dải ISO thường 100-12800, với tùy chọn mở rộng xuống đến 50 hoặc lên dến 204800.

Nhờ mô hình X-Trans, X-T3 không cần kính lọc low-pass để giảm lỗi moiré, trong khi A7 III phải sử dụng một kính lọc AA yếu. Việc Fuji chọn mô hình điểm ảnh khác biệt đã chia rẽ cộng đồng nhiếp ảnh bởi file RAW khó kiểm soát hơn, với một số phần mềm như Lightroom thậm chí còn chật vật hơn. Chính vì điều này mà nhiều người dùng né tránh máy ảnh Fujifilm, còn một số khác chỉ đơn giản là chấp nhận. Cùng chờ xem lần này các phần mềm chỉnh ảnh sẽ làm việc thế nào với các file RAW 26.1MP mới.

2. Thông số và tính năng video

Dòng Sony A7 thành công một phần nhờ vào các tính năng video ổn định. Cho đến hiện tại, Fujifilm vẫn chưa ưu tiên mảng video, mặc dù hãng đã cố chứng minh mình có đủ khả năng sản xuất các tính năng video xuất sắc bằng X-T2 và X-H1, ví dụ như về colour profile. X-T3 một bước thay đổi mọi thứ bởi giờ đây nó mang đến những tính năng video mà không có máy ảnh nào khác sánh kịp.

Cả hai máy có thể quay 4K (3840×2160) đến 30fps, nhưng chỉ có X-T3 mới quay được lên đến 60fps. Đồng thời còn có những điểm khác biệt quan trọng khác gồm colour depth, compression, bitrate và video output. Cụ thể:

Fujifilm X-T3:

  • 4K đến 60fps
  • Cinema 4K/DCI đến 60fps
  • 4K đến 400Mbps
  • 4K với nén IPB hoặc All-I
  • Codec H.264 và H.265
  • Quay trong 4:2:0 10-bit
  • Quay ngoài in 4:2:2 10-bit

Sony A7 III:

  • 4K đến 30fps
  • Không có Cinema 4K/DCI
  • 4K đến 100Mbps
  • 4K với nén IPB
  • Codec X AVC S
  • Quay trong 4:2:0 8-bit
  • Quay ngoài 4:2:2 8-bit

Một trong những tính năng quan trọng nhất bên trên là 10-bit, đồng nghĩa là X-T3 có thể quay phim với độ sâu màu hơn 64 lần so với 8-bit của A7 III. Điều này đã được kiểm chứng cho cả quay trong vào thẻ SD và qua HDMI nếu người dùng muốn dùng thiết bị quay ngoài.

Máy ảnh của Sony quay được 4K ở 24fps và 25fps mà không crop cảm biến và với khả năng xử lý điểm ảnh toàn diện, đảm bảo nhiều chi tiết gãy gọn và sắc nét. Ở 30fps xuất hiện crop 1.2x. X-T3 xử lý điểm ảnh toàn diện trên toàn bộ chiều rộng của cảm biến lên đến 30fps, ngược lại ở 50 hay 60p sẽ crop 1.18x. A7 III cũng có một chế độ APS-C/Super35 sản sinh mức crop 1.5x.

Ở Full HD, cả hai máy quay được đến 120fps. A7 III quay được đến tốc độ khung hình này với âm thanh hoặc tương thích với cảnh phim đến 25p hoặc 30p để sản xuất được phim slow motion ngay trong máy ảnh. Chế độ tương tự (Quick&Slow) cho phép người dùng chọn tốc độ khung hình thấp để tăng tốc cho video. X-T3 có thể quay đến 60fps ở chế độ video thường hoặc lên đến 120fps với chế độ High Speed Rec. Với chế độ High Speed Rec, cảm biến sẽ bị crop 1.29x để cải thiện chất lượng, ngược lại máy ảnh Sony không áp dụng mức crop nào.

Đối với các thiết lập video đa dạng, máy ảnh Fujifilm X-T3 có hai profile thiết kế cho video: Eterna – ra mắt lần đầu trên X-H1 và profile gamma F-Log dùng được cho cả quay trong và quay ngoài. Cập nhật phần mềm trong tương lai còn sẽ mang HLG (Hybrid Log Gamma) – tương thích với TV HDR – xuống X-T3. Người dùng có thể thay đổi các thiết lập như giảm nhiễu và dynamic range phạm vi 12 stop khi chọn mức DR400%.

A7 III cho nhiều tùy biến ảnh hơn với 10 Picture Profiles tùy chọn. Người dùng sẽ có các thiết lập như Black Pedestal, Knee, nhiều chế độ màu cinema và phát sóng, đa dạng profile HLG cũng như 2 profile Log (S-Log2 và S-Log3) có thể dùng cho quay trong và quay ngoài qua HDMI.

Cả hai máy đều có mẫu Zebra và Timecode. A7 III còn có trợ lý Gamma Display cho profile S-Log2/3 và tùy chọn quay proxy.

Cuối cùng là, hai máy có thể quay clip 4K đơn cho thời lượng tối đa 30 phút và đầu thu microphone và đầu xuất headphone (kết nối jack 3.5mm).

3. Ổn định trong máy

X-T3 sở hữu nhiều tính năng vượt trội nhưng ổn định hình ảnh không nằm trong số đó. Mặc dù đã được xuất hiện trên chiếc X-H1 nhưng dường như Fuji không có ý định mở rộng công nghệ này lên các máy ảnh ngoài chiếc flagship. Do đó lựa chọn duy nhất của người dùng là tìm đến các ống kính có OIS hoặc gimbal của hãng thứ ba khi quay phim.

Mặc khác, Sony trang bị ổn OIS cho hầu hết các máy ảnh của hãng kể từ khi hãng giới thiệu tính năng này trên A7 Mark II. Lợi thế lớn nhất trong trường hợp này là A7 III cho ổn định với bất kỳ ống kính nào, kể cả các ống lấy nét thủ công cũ mà người dùng có thể sắm được. Cảm biến có thể cân bằng trên 5 trục tối đa 5.0EV (CIPA). Với ống kính được trang bị OSS (ổn định quang học SteadyShot), 3 trục được dùng trên cảm ứng và 2 trục trên ống kính. Với ống kính không có tiếp điểm điện tử, 3 trục vẫn dùng được nhưng người dùng phải chọn độ dài tiêu cự đúng trong menu.

4. Hệ thống lấy nét tự động

Cả hai máy đều có hệ thống lấy nét tự động lai với điểm nhận diện pha.

X-T3 trang bị vòng lặp gần đây nhất do Fuji thiết kế, gồm 117 điểm (lưới 13×9) có thể chia nhỏ thành 425 điểm (lưới 25×17) với các thiết lập nhất định. 425 điểm nay bao phủ đến 99% bề mặt cảm biến, ngược lại với lưới 13×9, độ bao phủ nhỏ hơn một chút (91% ngang và 94.5% dọc).

A7 III có 639 điểm nhận diện pha bao phủ 93% cảm ứng, cũng như 425 vùng nhận diện tương phản.

Cả hai máy đều có mức nhạy sáng tối thiểu -3EV nhưng Fujifilm không nói rõ đây là số liệu thu được ở khẩu nào. Hai máy cũng có nhận diện mắt và khuôn mặt, Fujifilm còn cho biết cả hai làm việc hiệu quả hơn gấp 2 lần so với các mẫu máy trước. Đây là tin tốt bởi vốn hệ thống của Fuji không thể bắt kịp công nghệ Eye AF “hàng đầu” trên dòng A7.

Ngoài ra còn có nhiều chế độ vùng khác, cả hai máy đều có thể kiểm soát phản xạ lấy nét tự động liên tục. A7 III cho một thiết lập với 5 mức khác nhau, trong khi X-T3 có 5 thiết lập sẵn được thiết kế cho các loại hành động khác nhau, cũng như tùy chọn thứ 6 có thể tùy chỉnh thủ công bằng 3 thiết lập khác (tracking sensitivity, speed tracking sensitivity, zone area switching).

5. Màn trập điện tử

X-T3 và A7 III cùng có tùy chọn màn trập điện tử cho phép người dùng chụp hoàn toàn trong yên lặng. A7 III không có các lựa chọn phụ nào, nhưng X-T3 thì khác.

Không chỉ có tốc độ tối đa 1/32000s, X-T3 còn có thể chụp lên đến 20fps hay 30fps với chế độ Sports Finder. Điểm này giúp X-T3 phá vỡ thế độc tôn của chiếc flagship Sony A9: chụp ở chế độ liên tiếp cao với Live View và không blackout. Ngắn gọn là, khi bạn bắt đầu chụp liên tục, Live View không bị gián đoạn nên bạn sẽ không gặp bất cứ hiệu ứng lag nào. Hơn thế, vì không dùng đến màn trập cơ và máy có đủ năng lượng để duy trì Live View trong khi chụp.

Tuy nhiên, có một cảnh báo nhỏ: Sports Finder làm việc bằng cách crop cảm biến khoảng 1.29x, do đó người dùng sẽ phải làm việc với độ phân giải mới là 16MP thay vì 26MP. Thú vị là kính ngắm và màn hình LCD vẫn giữ nguyên trường nhìn gốc của cảm biến, chỉ hiển thị vùng bị crop bằng các đường kẻ như minh họa dưới đây.

Thêm vào đó, màn trập điện tử trên X-T3 cho phép người dùng sử dụng một chức năng khác là Pre-Shoot – máy ảnh sẽ tải ảnh vào bộ nhớ đệm khi nhấn nút màn trập xuống một nửa. Khi người dùng nhấn nút màn trập xuống hoàn toàn để chụp ảnh thì máy ảnh sẽ lưu các ảnh đã tải trước gần nhất để tăng cơ hội bắt kịp khoảnh khắc hoàn hảo.

Với màn trập cơ, X-T3 có thể chụp 11fps, hơi nhanh hơn so với khả năng chụp liên tiếp tối đa của A7 III là 10 fps (có hoặc không có màn trập).

6. Time-lapse và tính năng khác

X-T3 được trang bị một bộ tính năng bổ sung hấp dẫn: có nhiều hỗ trợ lấy nét thủ công hơn gồm tính năng Digital Microprism mới, chế độ Night Vision chuyển màn hình thành đỏ và đen, cũng như các tính năng tiêu biểu có thể tìm thấy trên nhiều máy ảnh như bracketing, double exposure và interval time shooting (time-lapse).

Ngoài bracketing và hỗ trợ MF (magnification, peaking), A7 III không có các tính năng phụ khác. Người dùng Sony từng có thể tải xuống nhiều ứng dụng (một số có tính phí) từ cửa hàng PlayMemories của Sony để bổ sung nhiều tính năng cần thiết, nhưng thế hệ máy A7 mới không còn hỗ trợ điều này nữa. Do đó, lựa chọn duy nhất của người dùng để quay time-lapse, ví dụ, là mua USB hoặc điều khiển chụp ngắt quãng không dây.

7. Thiết kế và điều khiển mở rộng

X-T3 sở hữu thiết kế hoài cổ truyền thống tương tự những người tiền nhiệm của nó. Cả hai máy đều có thân máy cứng cáp nhưng A7 III có phần grip tốt hơn. Kích thước cũng có nhiều nét tương đồng, máy ảnh Fuji có vẻ lớn hơn một chút nhưng lại nhẹ hơn. Cả hai máy đều kháng thời tiết, tuy nhiên X-T3 còn có chống đóng băng ở nhiệt độ đến -10°C.

  • X-T3: 132.5mm x 92.8mm x 58.8mm, 539g
  • A7 III: 126.9 x 95.6 x 73.7mm, 650g

Tuy cả A7 III và X-T3 đều được trang bị bộ điều khiển mở rộng, X-T3 nổi trội hơn nhờ vào các đĩa chọn ấn tượng. Bên cạnh đĩa cân bằng phơi sáng (trên A7 III cũng có), còn có các đĩa ISO, đĩa tốc độ màn trập, đĩa đo sáng phụ và đĩa xử lý. Cả hai máy có joystick AF trên thân sau.

A7 III được trang bị nhiều nút chức năng tùy chỉnh vật lý hơn (11 vs 9), tuy nhiên X-T3 cũng không kém cạnh khi sở hữu 4 chức năng cảm biến có thể thực thi trên màn hình.

Về màn hình, X-T3 có một màn hình LCD ở thân sau điều hướng được 3 hướng: lên – xuống cơ bản và lật sang bên một góc xấp xỉ 65°, hữu dụng khi cần chụp định dạng đứng. A7 III có màn hình LCD lật cơ bản.

Cả hai màn hình có cùng kích cỡ (3 inch) và độ phân giải tương đương nhau (1,040k điểm ảnh trên X-T3, 921k điểm ảnh trên A7 III), đều có tính năng cảm ứng nhưng X-T3 có nhiều lựa chọn hơn. Bên cạnh đó bằng việc có thể di chuyển điểm lấy nét, người dùng có thể chụp ảnh, thay đổi các thiết lập trong menu Q và bật 4 chức năng khác nhau bằng cách trượt nhẹ trái, phải, lên, xuống. Trên A7 III thì cử chỉ chạm chính người dùng có thể thực hiện là di chuyển điểm lấy nét.

Về kính ngắm, trên X-T3 có độ phân giải cao hơn (3.6 vs 2.36 triệu điểm), tốc độ refresh nhanh hơn (100fps vs 60fps) nhưng độ phóng đại lại nhỏ hơn (0.75x vs 0.78x). Eyepoint bằng nhau 23mm.

Cuối cùng là cả hai máy ảnh đều có khe cắm thẻ nhớ SD. Trên máy Fujifilm thì cặp khe cắm này tương thích UHS-II, trong khi trên Sony chỉ là một trong hai.

8. Thời lượng pin

Sony đã có một sự cải thiện lớn trên các máy ảnh A7 thế hệ 3 nhờ viên pin NP-FZ100 lớn hơn. A7 III có thể chụp được 710 ảnh (hoặc 610 ảnh với EVF) sau một lần sạc – đây cũng là kết quả xuất sắc nhất so với bất kỳ máy ảnh mirrorless nào tính đến thời điểm này. Dĩ nhiên là chúng ta đang nói đến chuẩn CIPA, còn trong tình huống thực tế không có gì lạ khi máy ảnh ngàm E có thể chụp nhiều hơn 2000 ảnh mà không cạn sạch pin.

X-T3 theo đánh giá thì chụp được 390 ảnh, sử dụng pin NP-W126S. Hy vọng là khi hoạt động trong thực tế, khả năng của pin máy sẽ khả quan hơn, bởi máy đang sở hữu rất nhiều tính năng ngốn pin nhưng vẫn cần một nguồn năng lượng đủ để duy trì hoạt động mạnh mẽ hứa hẹn.

9. Giá bán

X-T3 bán ra với giá khởi điểm là $1500, rẻ hơn khá nhiều so với $2000 của A7 III.

10. Hệ sinh thái và ống kính của hãng thứ ba

Bởi hai máy sở hữu định dạng cảm biến và ngàm khác nhau nên chúng cũng nằm trong hệ ống kính khác nhau.

Cả hai hãng đều làm việc rất tích cực để mang đến cho người dùng của mình những lựa chọn ống kính cân bằng cho các mục đích sử dụng và khả năng tài chính khác nhau. Một vài ống kính của Sony sẽ đắt hơn nhiều so với các ống tương đương của Fuji, nên hệ ngàm E có thể yêu cầu đầu tư áp lực hơn nhất là nếu người dùng muốn sở hữu được ống tốt nhất mà hãng có.

Một điểm khác biệt là có thể thấy rõ các hãng thứ 3 đang đầu tư mạnh tay hơn cho hệ sinh thái ống kính ngàm E Sony, hơn bất kỳ hãng máy ảnh mirrorless nào khác. Người dùng A7 giờ đây có thể chọn lựa giữa Zeiss, Samyang, Sigma và Tamron riêng cho các ống kính lấy nét tự động. Sự lựa chọn sẽ tăng nếu gộp cả các tùy chọn lấy nét thủ công, không chỉ lại từ Zeiss và Samyang mà còn từ các hãng khác như Voigtlander.

Nhiều ống kính lấy nét thủ công của hãng thứ 3 cho ngàm X Fuji gồm các ống của Samyang nhưng có khá ít ống có lấy nét tự động.

Người dùng có thể sử dụng ống kính DSLR trên cả hai máy. Hệ của Sony là một giải pháp ổn định bởi có nhiều loại adapter tự động hóa hoàn toàn với kết quả rất ổn (dù là tùy vào ống kính). Máy ảnh Fuji cũng có thể làm việc qua nhiều ngàm.

Tạm kết

Nếu kích cỡ cảm biến là điểm lớn nhất khiến bạn băn khoăn thì rất khó để chọn giữa hai chiếc máy ảnh. Nhưng nếu bạn cũng quan tâm đến các thông số kỹ thuật khác thì mọi thứ sẽ dễ dàng hơn một chút.

Các khả năng video của X-T3 quá xuất sắc so với những gì A7 III có trên giấy, và kể cả khi A7 III vẫn còn nhiều ưu điểm khác, X-T3 vẫn không ngừng khiến người ta ngạc nhiên trước nhiều khía cạnh như tốc độ lấy nét tự động liên tiếp nhanh hơn, giảm rolling shutter rõ rệt với chụp Live View không bị blackout (phải nhắc lại, đây là chiếc máy ảnh thứ hai làm được được điều này, chỉ sau người anh em A9 của A7 III), cùng với hệ thống lấy nét tự động mới đảm bảo cải thiện hiệu suất thực thi vốn đã rất tuyệt vời trên các máy Fujifilm tiền nhiệm khác.

Đương nhiên A7 III vẫn là “thứ dữ” có thể đánh bại các máy ảnh khác bằng nhiều cách. Cảm biến là một trong những điểm xuất sắc nhất mà Sony từng sản xuất còn hệ thống lấy nét tự động nằm trong số đáng tin cậy nhất về tốc độ và độ chính xác, chưa kể đến khả năng nhận diện mắt vượt trội hàng đầu. Chất lượng video cũng là một điểm khiến nhiều người dùng chạy theo Sony. Máy còn có nhiều tính năng quan trọng khác mà X-T3 không có như ổn định 5 trục trong máy.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.