1. Thiết kế
Điểm khác biệt đáng chú ý nhất khi nhìn vào ngoại hình của cả hai máy là báng cầm lớn hơn trên Z50. Báng cầm lớn cũng có ưu điểm về tính công thái học khi giúp người dùng cầm máy chắc chắn và an toàn hơn, nhất là khi chụp lâu.
Nikon Z50 cũng lớn và cao hơn Fujifilm X-T30. Cấu tạo từ hợp kim magne (phần trên và trước máy), có mức kháng thời tiết nhất định. Trong khi đó X-T30 hoàn toàn không kháng thời tiết.
– Nikon Z50: 126.5 x 93.5 x 60mm, 450g
– Fujifilm X-T30: 118.4 x 82.8 x 46.8mm, 383g
Một đặc điểm trên X-T30 là nút tốc độ màn trập ở mặt trên mô phỏng lại các máy ảnh phim cũ. Bạn sẽ thấy các nút phía trên dùng để chỉnh chế độ chụp và cân bằng phơi sáng.
Z50 có một nút chế độ chụp mặc định và một cặp nút ở phía trước và sau để điều khiển phơi sáng. X-T30 cũng có hai nút lệnh đặt phía trước và sau.
Ở mặt sau, X-T30 không có pad 4 hướng truyền thống nhưng tận dụng được joystick để chỉnh AF và dò menu. Chiếc máy ảnh của Fuji cũng có nút chọn chế độ lấy nét tiện dụng ở phía trước.
2. Màn hình phía sau
Màn hình phía sau Nikon Z50 có thể nghiêng lên tới khoảng 90 độ và xuống tới 180 độ để chụp selfie. Còn Fujifilm X-T30 thiếu khả năng góc 180 độ, màn hình chỉ nghiêng xuống khoảng 45 độ.
Màn hình trên máy ảnh Nikon lớn hơn (3.2″ so với 3.0″ trên X-T30). Hai máy có cùng số phân giải là 1.04 triệu điểm.
Tính năng cảm biến có cả trên hai máy, có thể dùng để di chuyển điểm lấy nét, chụp ảnh hoặc dò menu; nhưng chỉ có X-T30 mới dò cả Quick Menu. X-T30 cho phép bạn kích hoạt 4 chức năng khác nhau bằng cách lướt lên, xuống, sang trái và phải. Z50 có thêm một panel điều khiển cảm ứng ở phía bên phải màn hình.
3. Độ phóng đại kính ngắm và chế độ Sport Finder
Hai máy ảnh có kính ngắm 0,39 in với 2.36 triệu điểm phân giải. Độ phóng đại cao hơn một chút trên Z50, 0,68x so với 0,62x trên X-T30.Nikon Z50 cũng có điểm mắt dài hơn (20mm so với 17.5mm trên X-T30), eyecup cũng nổi bật hơn.
Một chế độ thú vị mà bạn có thể kích hoạt trên X-T30 là chế độ Sports Finder: Cảm biến bị crop tầm 1.25x nhưng trên màn hình sẽ vẫn hiển thị trường nhìn gốc và hiện khung biểu thị kết quả sau crop, cho phép bạn căn khung tiện lợi hơn..
4. Cảm biến
Hai máy trang bị cảm biến APS-C, tuy nhiên Nikon Z50 có 20.9MP trong khi X-T30 có 26.1MP. Ngoài ra, X-T30 có bố cục điểm ảnh X-Trans còn Nikon Z50 thì sử dụng bố cục Bayer truyền thống.
Nikon Z50 có dải nhạy sáng ấn tượng ISO 100-51,200, mở rộng đến ISO 204,800. Trong khi đó X-T30 thất thế hơn khi khi dải ISO 160-12800 và chỉ mở rộng đến 51,200. Bù lại máy có thể hạ đến ISO 80
5. AF
Z50 sử dụng hệ thống AF kết hợp với 209 vùng theo pha và theo tương phản, bao phủ cảm biến gần 90%. Fujifilm X-T30 cũng sử dụng hệ thống AF kết hợp với 425 điểm, tuy nhiên với các thiết lập nhất định thì máy sẽ chỉ sử dụng 117 điểm.
Dù cả hai máy đều có nhận diện khuôn mặt và mắt nhưng chiếc máy ảnh mới nhất của Nikon có phần thắng thế hơn. Cụ thể X-T30 cho khả năng nhận diện mắt khá tốt kể cả khi chủ thể không ở gần máy, hiệu suất khá ổn dù thỉnh thoảng sẽ chuyển sang nhận diện mặt. Còn Nikon Z50 cho ấn tượng khả quan ở sự kiện ra mắt về tốc độ và khả năng phản hồi.
6. Màn trập điện tử
Z50 là máy ảnh DX đầu tiên của Nikon có màn trập điện tử cho phép chụp ảnh không gây tiếng ồn ở chế độ yên lặng. Và chiếc máy này có tốc độ burst ổn là 11 fps với AF-C khi sử dụng màn trập cơ.
Trên X-T30, bạn có thể chụp đến 20 fps, hoặc 30 fps có crop. Chế độ chụp trước cho phép lưu ảnh trước khi nhấn nút bấm màn trập xuống hẳn. Hơn nữa các tốc độ burst làm việc với live view và không xảy ra blackout – chỉ giống với Sony A9, A9 II và Fuji X-T3 ở thời điểm hiện tại.
7. Log và video 10-bit
Bộ đôi này quay video 4K đến 30 fps hoặc FHD đến 120 fps. Đối với FHD, bạn có thể chọn quay chế độ thông thường với âm thanh trên Z50 hoặc slo-mo trực tiếp trên máy. X-T30 chỉ có quay xuất slo-mo trực tiếp.
Máy ảnh Fujifilm cung cấp một số thiết lập phụ có thể làm hài lòng các nhà dựng phim nâng cao hoặc vlogger. Cường độ gamma F-Log cho dải tần nhạy sáng rộng hơn. Nếu kết nối đến một thiết bị ngoài qua cổng HDMI, bạn có thể quay trên mẫu màu 4:2:2 10-bit đồng nghĩa có nhiều thông tin màu hơn.
8. Đầu ra headphone
Cả hai máy có đầu vào microphone 3.5mm. Tuy nhiên trên Z50 không có đầu ra headphone còn X-T30 có đầu ra âm thanh analog thông qua cổng USB C – cần sắm thêm adapter ngoài.
9. Ống kính
Ngàm Nikon Z là hệ thống máy, hiện đang có 8 ống kính full frame (Z6, Z7) và 2 ống kính APS-C mới đây là DX 16-50mm f/3.5-6.3 và DX 50-250mm f/4.5-6.3. Trong tương lai sẽ còn nhiều ống kính ngàm Z ra mắt, nhưng trước mắt người dùng DX nói riêng và ngàm Z nói chung sẽ phải chịu nhiều hạn chế.
Ngàm Fuji X đã có mặt từ lâu và gồm các dòng ống kính cao cấp lẫn giá rẻ. Bạn cũng có thể tìm thấy một số lựa chọn chỉnh tay từ các hãng thứ ba cũng như vài lựa chọn AF như từ hãng Viltrox.
Kết luận
Điểm mạnh của Nikon Z50 chủ yếu vẫn là ở thiết kế, với báng cầm nổi rõ giúp cải thiện tính công thái học và giúp máy cầm tay thoải mái hơn dù lắp ống kính hay phụ kiện nào. Màn hình lật 180 độ cũng là điểm cộng so với Fujifilm X-T30. Ngoài ra, Z50 gây ấn tượng bởi hiệu suất chụp trong điều kiện ánh sáng thấp kế thừa từ những người anh em Z6, Z7.
Trong khi đó, Fujifilm X-T30 có thế mạnh ở mảng video với nhiều tính năng bổ trợ hữu ích (nhất là F-Log), chụp burst nhanh khi ngắm qua màn hình và không bị blackout, cũng có nhiều lựa chọn ống kính native hơn. Ống kính cũng là một điểm cần cân nhắc quan trọng trước khi bạn quyết định chọn mua máy ảnh.
Là hai sản phẩm mới nhất của Nikon và Fujifilm nên hiển nhiên cả Nikon Z50 và Fujifilm X-T30 đều rất xứng đáng có mặt trong bộ sưu tập của bạn. Và để mà nói nên mua máy nào trong 2 chiếc, thực sự đó là sự lựa chọn rất khó, bởi mỗi chiếc máy ảnh cũng có ưu nhược điểm riêng của nó, chính vì thế việc quyết định lựa chọn chiếc máy nào đồng hành là dựa vào nhu cầu làm việc, tính chất công việc của bạn.