Asus Transformer Pad TF300
Ưu điểm:
Thiết kế sang trong, bắt mắt
Chip đồ họa Tegra3 cực mạnh
Màn hình Super IPS siêu nét
Nhược điểm:
Bàn phím rời có kích thước hẹp, bất tiện khi đánh máy
Camera sau không hỗ trợ đèn flash
Độ trễ màn hình khá lâu
Microsoft Surface Pro 3
Ưu điểm:
Màn hình hiển thị sắc nét
Tốc độ xử lý nhanh chóng
Surface Pen N-Trig hoạt động hiệu quả
Nhược điểm
Tuổi thọ pin
Máy chạy nóng
Không hỗ trợ nhiều cổng giao tiếp
So sánh màn hình và camera
Asus Transformer Pad TF300 sử dụng công nghệ nền Super IPS, góc nhìn rộng tới 178 độ; sở hữu màn hình 10 inch, tỷ lệ 16:10, độ phân giải 1.280 x 800 pixel, camera sau 8.0 MP (f/2.2, 3.264×2.448 pixel) với chế độ tự động lấy nét nhanh, chip cảm biến CMOS cho độ trung thực màu sắc cao, bắt sáng tốt; camera trước 1.2 MP (f/2.4, 1.280×960 pixel), cảm ứng đa điểm, góc nhìn rộng, bảng điều khiển được đặt ở vị trí thuận tiện cho khả năng thao tác nhanh, chụp ảnh hay quay video cũng khá đơn giản.
Tuy nhiên, chất lượng ảnh chụp ban đêm của Asus Transformer Pad TF300 không được tốt do không được trang bị đèn flash; điểm ảnh và font chữ bị vỡ khá nhiều khi phóng to; màn hình bị lóa khi sử dụng dưới ánh sáng mặt trời. Màn hình Pad TF300 bị lóa khi sử dụng dưới đèn điện ánh sáng mặt trời.
Với tỷ lệ màn hình 16:10 như trên Asus Transformer Pad TF300 nhưng Surface Pro 3 sử dụng màn hình 12 inch và độ phân giải màn hình khá cao lên đến 2160×1440 pixel, màn hình cảm ứng với mật độ điểm ảnh cao hơn, được hỗ trợ bởi công nghệ chống chói, tỷ lệ màn hình vuông hơn mang đến những trải nghiệm tốt hơn so với Surface Pro và Surface Pro 2; camera trước và sau 5 MP cho khả năng chụp ảnh, hiển thị màu sắc tốt với góc nhìn rộng hơn, quay video 1080p, thuận tiện và phù hợp thực hiện các cuộc họp video.
So sánh hiệu năng và pin
Transformer Pad TF300 sử dụng vi xử lý Tegra 3 Quad-core (1,2GH), tốc độ truy xuất dữ liệu và đồ họa 3D đạt 4.068 điểm. Thiết bị chạy hệ điều hành Android phiên bản Ice Cream Sandwich 4.0 với hơn 500,000 game và ứng dụng độc đáo (hầu hết là ứng dụng miễn phí) giúp người dùng thỏa sức trải nghiệm; cho phép trình duyệt Web dễ dàng; nhưng RAM 1GB,
Transformer Pad TF300 không phù hợp với việc chạy nhiều ứng dụng một lúc, nhất là với những phần mềm tốn nhiều RAM như torrent, các game đồ họa hành động như BackStab HD, E.Warrios 2.
Transformer Pad TF300 được trang bị công nghệ SonicMaster của Asus mang đến chất lượng âm thanh tốt, chi tiết, âm bass và treble đầy đủ.
Trong khi đó, Surface Pro 3 khởi động khá nhanh (khoảng 10 giây) để lên màn hình chính, kết nối wifi nhanh chóng; cấu hình rất mạnh mẽ, hoàn toàn không thua kém bất cứ chiếc Ultrabook nào trên thị trường.
Surface Pro 3 sử dụng chip xử lý Core i3, i5 hoặc i7, bộ nhớ trong 64GB, 128GB, 256GB và tối đa 512GB thích hợp cho người có nhu cầu lưu trữ cao, RAM lên đến 8GB. Tính năng đa nhiệm mượt mà trên Surface Pro 3 cho phép mở nhiều cửa sổ với các tab cùng một lúc trở nên dễ dàng hơn. Là thiết bị “lai” nên những tính năng cảm ứng và Windows Apps đều được Surface Pro 3 xử lí nhanh và ổn định.
Màn hình của Surface Pro 3 mặc dù có kích thước lớn (12.1-inch) nhưng cũng được đánh giá cao bởi không tiêu tốn quá nhiều năng lượng. Pin của Surface Pro 3 được cải thiện hơn 20% so với Surface Pro 2 và thời gian sử dụng lên đến khoảng 9 tiếng. Surface Pro 3 cũng được cải tiến với công nghệ âm thanh Dolby có thể đáp ứng nhu cầu giải trí và công việc.
So sánh phụ kiện
Bàn phím rời đi kèm Transformer Pad TF300 được thiết kế nhỏ gọn; đáng chú ý, Dock với tính năng hỗ trợ thêm pin 16,5Wh tương đương 50% thời gian sử dụng, có thể cung cấp pin mở rộng, tăng thời lượng sử dụng cho Transformer Pad TF300 lên hơn 15 giờ.
Transformer Pad TF300 có cổng micro HDMI, micro SD; khe cắm sim 3G; pin lithium polymer 22Wh, thời gian sử dụng của Transformer Pad TF300 khoảng 10 giờ, thời gian xạc pin cực nhanh, khoảng 125 phút.
Đặc biệt, kết nối thuận tiện với Dock giúp Transformer Pad TF300 xử lý công việc văn phòng như Polaris Office 3.0 một cách hoàn hảo và không kém một chiếc laptop.
Surface Pro 3 được trang bị Surface Pen N-Trig thay thế bút số hóa từ Wacom trên Surface Pro 2, cho khả năng khởi động OneNote nhanh hơn ngay cả khi màn hình đang ở trạng thái Sleep; dễ dàng tạo ghi chú, viết, đồ họa trên màn hình lớn (12.1 inch). Surface Pen với thiết kế mới, nhẹ hơn, cho trải nghiệm tốt hơn so với Surface Pro 2.
TypeCover được thiết kế mỏng hơn Surface Pro 2, trackpad lớn hơn 68%, ClearType, vừa là bàn phím rời vừa làm cover, khớp nối giữa bàn phím và Surface Pro 3 được cải tiến giúp thiết bị được gắn kết thống nhất, chắc chắn.
Tuy nhiên, Surface Pro 3 vướng phải điểm trừ là chỉ có một cổng USB 3.0, một cổng mini DisplayPort để xuất ra màn hình, máy chiếu bên ngoài, và không có khe Micro SD, không HDMI. Bút cảm ứng dù đã được tặng kèm nhưng không có khe cắm trong thành máy như Samsung Note Pro 12.2 . Người dùng có phần e ngại khi phải mua riêng bàn phím TypeCover – phụ kiện hỗ trợ Surface Pro 3 trở thành một chiếc laptop với mức giá khá “chát” (khoảng 130 USD) khiến Surface Pro 3 khá “kén” người dùng.