So sánh Motorola Moto G và HTC Desire 510: Ngôi sao ở phân khúc tầm trung

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Motorola Moto G và HTC Desire 510 đều là những sự lựa chọn đáng giá ở phân khúc tầm trung trong khoảng 4 triệu đồng nhờ nhiều tính năng độc đáo và phần cứng mạnh mẽ

Motorola Moto G

Ưu điểm:

– Nhiều tính năng độc đáo

– Màn hình chất lượng tốt

– Hiệu năng mạnh mẽ

Nhược điểm:

– Camera chưa thực sự tốt

– Không hỗ trợ khe cắm microSD, và không có bản 4G

HTC Desire 510

Ưu điểm:

– Hiệu năng ổn định

– Chạy trên nền tảng Android KitKat 4.4

– Giao diện HTC Sense 6 ấn tượng và dễ sử dụng

Nhược điểm:

– Camera có chất lượng thấp

– Không hỗ trợ đèn LED

So sánh về thiết kế

Motorola Motom 9

Không quá cầu kỳ với chỉ một lớp vỏ nhựa plastic, bo tròn các góc cạnh, chiếc Moto G chú trọng về cảm giác trên tay hơn là cảm giác “sang” cùng vỏ kim loại. Trên thực tế, khi cầm Moto G trên tay, người dùng có thể cảm nhận được sự thoải mái mà nó mang lại, chủ yếu từ sự cân bằng giữa kích thước (dày 11.6 mm), trọng lượng (143 g).

Mặc dù có màn hình có phần hơi bé (4.5 inch) so với các siêu phẩm smartphone hiện nay (chủ yếu là 5 inch), nhưng đây vô hình chung cũng là thế mạnh của Moto G, khi mà nó giúp người dùng dễ dàng cầm và thao tác với chỉ một tay.

Motorola Motom 3

Mặt sau của Moto G có lớp ốp lưng có thể thay thế bằng nhiều loại với kiểu dáng, màu sác khác nhau, làm tăng thêm sự lựa chọn và thể hiện cá tính của người dùng. Kiểu thiết kế này tưởng như đã bị tuyệt chủng, thế nhưng một lần nữa Moto G đã mang nó quay trở lại.

Motorola Moto G cũng được trang bị khả năng chống nước cơ bản, với một tấm “nano” bên trong, giúp nó có thể chống chịu được nước cấp độ thấp, đủ để giữ cho cục pin không thể tháo rời, và các linh kiện điện tử bên trong không bị ướt khi trời mưa nhẹ. Tuy khả năng này không hoàn hảo như các siêu phẩm chống nước hàng đầu, nhưng cũng là quá tốt cho một thiết bị nằm ở phân khúc giá rẻ.

Motorola Motom 13

Ngoài ra, cũng có một số thiếu sót ở Moto G có thể kể ra, đó là ở việc thiếu đi bộ nhớ mở rộng thông qua khe cắm microSD, thiếu đi tính năng NFC và không hỗ trợ mạng 4G, vốn khá phổ biến ở các thiết bị di động hiện nay. Bù vào đó, Moto G vẫn có tính năng 2 SIM hữu ích. Moto G hỗ trợ hai phiên bản 8GB và 16GB, vẫn còn khá tốt vì ở phân khúc này, nhiều thiết bị thậm chí chỉ cho người dùng có 4GB bộ nhớ trong.

Về phần mình, chiếc Desire 510 được làm bằng chất liệu nhựa polycarbonate với nắp sau có thể tháo rời.Máy có thiết kế mềm mại, bo tròn ở các góc cạnh nhưng viền máy khá lớn. Mặc dù kích thước màn hình nhỏ hơn Desire 616 nhưng sản phẩm này lại nặng và dày hơn một chút cho cảm giác khi cầm chắc chắn và đầm tay nhưng có lẽ là hơi nặng đối với phái đẹp.

Một điều khá đáng tiếc đó là chiếc smartphone này không được trang bị dải loa Boom Sound mạnh mẽ như những dòng sản phẩm đắt tiền. Phía trên của màn hình là camera trước 0.3 MP, cảm biến tiệm cận, cảm biến ánh sáng và kế bên là dải lỗ nhỏ trông như khe loa ngoài nhưng thực chất là loa thoại. Ba phím điều hướng Back, Home và Đa nhiệm được đưa lên màn hình thay vì sử dụng phím cứng hay dải phím cảm ứng nằm trên viền.

Nhìn tổng thể ở mặt trước, viền màn hình hơi dày và không cân đối do viền phía màn hình lớn hơn khá nhiều so với phần viền phía trên.

Mặt sau của Desire 510 cũng được làm bằng nhựa nhưng bóng hơn nhiều so với phần nhựa mặt trước và nhựa viền bao quanh máy. Camera sau 5 MP nằm cách đều 2 cạnh bên, đáng tiếc là không được trang bị đèn LED flash trợ sáng.

Các phím bấm và cổng kết nối trên các cạnh máy không có gì đáng phàn nàn. Cạnh phải gồm 2 phím điều chỉnh âm lượng nằm rất chìm nhưng có độ nảy tốt, dễ bấm, trong khi cạnh trái hoàn toàn để trơn. Phím nguồn đặt trên đỉnh máy vẫn có thể bấm một tay không mấy khó khăn với người dùng có bàn tay ở mức trung bình do Desire 510 không phải là điện thoại cỡ lớn.

Chiếc Desire 510 sử dụng 1 SIM chuẩn Micro, bên cạnh là khe cắm thẻ nhớ Micro SD để tăng dung lượng cho bộ nhớ trong 8 GB. Để tháo lắp SIM hay thẻ nhớ đều phải tháo rời pin ra khỏi máy.

Motorola Motom 9

Không quá cầu kỳ với chỉ một lớp vỏ nhựa plastic, bo tròn các góc cạnh, chiếc Moto G chú trọng về cảm giác trên tay hơn là cảm giác “sang” cùng vỏ kim loại. Trên thực tế, khi cầm Moto G trên tay, người dùng có thể cảm nhận được sự thoải mái mà nó mang lại, chủ yếu từ sự cân bằng giữa kích thước (dày 11.6 mm), trọng lượng (143 g).

Mặc dù có màn hình có phần hơi bé (4.5 inch) so với các siêu phẩm smartphone hiện nay (chủ yếu là 5 inch), nhưng đây vô hình chung cũng là thế mạnh của Moto G, khi mà nó giúp người dùng dễ dàng cầm và thao tác với chỉ một tay.

Motorola Motom 3

Mặt sau của Moto G có lớp ốp lưng có thể thay thế bằng nhiều loại với kiểu dáng, màu sác khác nhau, làm tăng thêm sự lựa chọn và thể hiện cá tính của người dùng. Kiểu thiết kế này tưởng như đã bị tuyệt chủng, thế nhưng một lần nữa Moto G đã mang nó quay trở lại.

Motorola Moto G cũng được trang bị khả năng chống nước cơ bản, với một tấm “nano” bên trong, giúp nó có thể chống chịu được nước cấp độ thấp, đủ để giữ cho cục pin không thể tháo rời, và các linh kiện điện tử bên trong không bị ướt khi trời mưa nhẹ. Tuy khả năng này không hoàn hảo như các siêu phẩm chống nước hàng đầu, nhưng cũng là quá tốt cho một thiết bị nằm ở phân khúc giá rẻ.

Motorola Motom 13

Ngoài ra, cũng có một số thiếu sót ở Moto G có thể kể ra, đó là ở việc thiếu đi bộ nhớ mở rộng thông qua khe cắm microSD, thiếu đi tính năng NFC và không hỗ trợ mạng 4G, vốn khá phổ biến ở các thiết bị di động hiện nay. Bù vào đó, Moto G vẫn có tính năng 2 SIM hữu ích. Moto G hỗ trợ hai phiên bản 8GB và 16GB, vẫn còn khá tốt vì ở phân khúc này, nhiều thiết bị thậm chí chỉ cho người dùng có 4GB bộ nhớ trong.

So sánh về hiệu năng

Bên cạnh khả năng hiển thị của màn hình, thì hiệu năng trên chiếc Motorola Moto G cũng gây ấn tượng mạnh với người sử dụng.

Sở hữu lõi tứ quad-core Cortex A7 với bộ xử lý Snapdragon 400 tốc độ 1.2GHz không phải là quá đời mới khi so với các máy cao cấp, nhưng Moto G cho hiệu năng hoạt động tốt hơn nhiều so với các đối thủ cùng phân khúc. Có thể kể ra một ví dụ, với lõi Cortex A7 kết hợp cùng Snapdragon 400, Moto G cho một tốc độ xử lý cao hơn nhiều so với lõi Cortex A5 trên HTC Desire 500 ở các bài thử nghiệm benchmark.

Motorola Moto G cũng tỏ ra mạnh hơn nhiều khi so với LG L7 II, Sony Xperia M, và không thua kém quá nhiều khi so với loạt smartphone tầm trung như HTC One mini, Galaxy S4 mini.. Những mẫu mini bên trên cũng sử dụng bộ vi xử lý Snapdragon, nhưng nhờ được trang bị cặp lõi Krait, nên có hiệu năng cao hơn một chút. Tuy vậy, Moto G vẫn chạy tốt với các ứng dụng nặng như chơi games, xem phim HD, và cho khả năng đa nhiệm tốt.

Motorola Motom 4

Điểm yếu của Moto G lẽ chỉ nằm ở việc có ít RAM, với chỉ 1GB so 2GB trên các mẫu smartphone tầm trung khác (như Nexus 4). Việc thiếu hụt RAM tuy không quá ảnh hưởng nhiều tới hiệu năng của máy, nhưng cũng đủ tạo ra khoảng cách giữa một thiết bị phân khúc giá rẻ so với một chiếc smartphone cao cấp.

Pin không phải là một điểm mạnh trên Moto G, do chỉ có dung lượng 2070mAh, thua một chút so với pin trên Nexus 4. Nhìn chung, pin của Moto G không ấn tượng lắm, nhưng cũng đủ để cho bạn khả năng sử dụng thông thường trong một ngày, với tính năng tiết kiệm pin.

Tuy nhiên với một màn hình độ phân giải cao, cùng hiệu năng mạnh mẽ, đây là lúc siêu phẩm 5 sao của Motorola gặp phải thử thách về pin. Với bài thử nghiệm phát video, chiếc smartphone này chịu được khoảng 8 tiếng. Và nó thậm chí còn thấp hơn nhiều nếu bạn chơi games. Đặc biệt với là các games 3D đồ họa đẹp thì Moto G khó có thể chống chịu quá 4 tiếng đồng hồ.

Về phần mình, HTC Desire 510 là chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng chip xử lý 64-bit, tuy nhiên như đã nói ở trên, người sử dụng vẫn phải chờ thêm một thời gian nữa để các nhà phát triển tối ưu phần mềm của mình trên nền tảng này. Với bộ vi xử lý lõi tứ tốc độ 1.2 GHz, chip xử lý đồ hoạ Adreno 306 và bộ nhớ RAM 1GB, Desire 510 hoạt động nhanh nhẹn. Từ thao tác đóng mở ứng dụng, chuyển qua lại giữa các màn hình chính hay đa nhiệm thì máy đều đáp ứng nhanh chóng, không có độ trễ.

Tốc độ truy cập vào web nhanh, chỉ khoảng 2-3 giây để tải về đầy đủ nội dung trang trên mạng Wi-Fi tốc độ cao. Trong khi thời gian để chụp và lưu xong một bức ảnh chỉ mất chưa đến một giây. Ngay cả những game đồ hoạ như: Riptide GP, Asphalt 8 cũng không làm khó được Desire 510. Máy hoàn toàn mượt mà, không hề có hiện tượng giật, lag, vỡ hình ở cả những pha đụng độ, đâm xe.

Trên phần mềm đánh giá hiệu năng AnTuTu phiên bản 5.1, máy đạt được 20.431 điểm, cao hơn Asus Zenfone 5 và chỉ thấp hơn một chút so với đàn anh Desire 816. Đối với phần mềm Quadrant, điểm số của Desire 510 là 12.916 điểm, tương đương chiếc Samsung Galaxy S4 (12.951 điểm).

Viên pin 2100 mAh của Desire 510 đạt kết quả khá tốt trong các bài thử nghiệm gọi điện, lướt web và xem phim HD khi so sánh với các máy ở cùng tầm giá. Cụ thể, máy có thể xem phim HD liên tục được 6 giờ 18 phút, gọi điện liên tục được 11 giờ 8 phút và chơi game giả lập trên phần mềm GFXBench được 3 giờ 50 phút. Lưu ý là cácthời lượng pin trên được chúng tôi tính từ lúc sạc đầy 100% đến khi cạn còn 10%.

Ngoài ra, HTC còn thêm 2 chế độ tiết kiệm pin nhằm tăng thời gian sử dụng khi cần thiết. Đó là chế độ tiết kiệm pin thông thường (giảm xung CPU, giảm độ sáng màn hình, tắt phản hồi rung và chuyển sang ngủ khi màn hình tắt) và chế độ tiết kiệm pin cao cấp. Khi kích hoạt chế độ tiết kiệm pin cao cấp, giao diện sử dụng sẽ chuyển sang dạng đơn giản. Lúc này màn hình chính chỉ còn các tính năng cơ bản của điện thoại như: Gọi điện, Tin nhắn, Mail, Lịch hẹn…, hạn chế tối đa việc hao tốn pin cho máy.

Tin tức về Điện thoại di động

Điện thoại Xiaomi Redmi K80: "Vua gaming" giá rẻ, pin tới 6550 mAh

Điện thoại Xiaomi Redmi K80: "Vua gaming" giá rẻ, pin tới 6550 mAh

Xiaomi Redmi K series được biết tới là dòng smartphone cấu hình mạnh và màn hình chất lượng đáp ứng rất tốt cho nhu cầu chơi game của người dùng trong khi mức giá bán rẻ. Điện thoại Xiaomi Redmi K80 5G là dòng mới nhất, cùng chúng tôi tìm hiểu về sản phẩm này.