So sánh Motorola Moto G và Nokia Lumia 630

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Ở phân khúc tầm trung dưới 3 triệu đồng, không nhiều đối thủ có thể cạnh tranh cùng hai mẫu smartphone là Motorola Moto G và Nokia Lumia 630 bởi các yếu tố về thiết kế và hiệu năng.

Motorola Moto G

Ưu điểm:

– Nhiều tính năng độc đáo

– Màn hình chất lượng tốt

– Hiệu năng mạnh mẽ

Nhược điểm:

– Camera chưa thực sự tốt

– Không hỗ trợ khe cắm microSD, và không có bản 4G

IMG-5457-001-JPG-1445-1402307220.jpg

Nokia Lumia 630

Ưu điểm

– Thiết kế ưa nhiền hơn hầu hết những điện thoại ở phân khúc giá rẻ

– Hiệu năng tốt

– Nhiều lựa chọn màu sắc, trẻ trung

– Hợp với cả nam và nữ

Nhược điểm

– Bộ xử lý còn yếu nên hiệu năng chưa thực sự tốt

– Chất lượng màn hình trung bình

– Bộ nhớ hạn hẹp

– Pin chưa được tốt

So sánh về thiết kế

Motorola Motom 9

Motorola Moto G không quá cầu kỳ với chỉ một lớp vỏ nhựa plastic, bo tròn các góc cạnh, chiếc Moto G chú trọng về cảm giác trên tay hơn là cảm giác “sang” cùng vỏ kim loại. Trên thực tế, khi cầm Moto G trên tay, người dùng có thể cảm nhận được sự thoải mái mà nó mang lại, chủ yếu từ sự cân bằng giữa kích thước (dày 11.6 mm), trọng lượng (143 g).

Mặc dù có màn hình có phần hơi bé (4.5 inch) so với các siêu phẩm smartphone hiện nay (chủ yếu là 5 inch), nhưng đây vô hình chung cũng là thế mạnh của Moto G, khi mà nó giúp người dùng dễ dàng cầm và thao tác với chỉ một tay.

Mặt sau của Moto G có lớp ốp lưng có thể thay thế bằng nhiều loại với kiểu dáng, màu sác khác nhau, làm tăng thêm sự lựa chọn và thể hiện cá tính của người dùng. Kiểu thiết kế này tưởng như đã bị tuyệt chủng, thế nhưng một lần nữa Moto G đã mang nó quay trở lại.

IMG-5427-001-JPG-4660-1402307220.jpg

Lumia 630 màu vàng, xanh và cam sử dụng bộ vỏ 2 lớp đẹp mắt.

Smartphone của Nokia luôn tỏ ra nổi bật so với các đối thủ cùng tầm tiền về ngoại hình nhờ thiết kế nhiều màu sắc trẻ trung, Lumia 630 cũng kế thừa được ưu điểm đó. Chiếc Windows Phone này được bán ra ở thị trường trong nước có tới 5 màu khác nhau: xanh lá cây, vàng, da cam, đen và trắng.

Đặc biệt, Nokia đã tỏ ra khá ưu ái khi riêng các bản màu vàng, cam và lá cây bán ra ở Việt Nam lại sử dụng bộ vỏ công nghệ sơn 2 lớp Dual-Shot lạ mắt, cho hiệu ứng màu thú vị khi có ánh sáng chiếu vàng. Trong khi thực tế, tất cả các màu Lumia 630 bán ra ở thị trường quốc tế phải sử dụng lớp sơn vỏ vân nhám, như bản màu đen và trắng.

So với Lumia 525 và 520, Lumia 630 vuông vắn hơn nếu nhìn từ bên cạnh. Tuy nhiên, nó lại cho cảm giác cầm thoải mái nhờ phần viền phẳng được bo nhẹ không quá vát. Nắp pin kéo tràn và bo lên toàn bộ 4 cạnh khiến mặt trước của máy trông như có đường viền màu, trong khi phần vỏ vẫn rất chắc chắn giống như kiểu thiết kế nguyên khối. Thực tế, không ít người khi nhìn sẽ có chung nhận định 630 trông rất giống với iPhone 5C của Apple.

So sánh về hiệu năng và các tính năng khác

Màn hình là điểm sáng cứu cánh cho Moto G

Moto G sở hữu lõi tứ quad-core Cortex A7 với bộ xử lý Snapdragon 400 tốc độ 1.2GHz không phải là quá đời mới khi so với các máy cao cấp, nhưng Moto G cho hiệu năng hoạt động tốt hơn nhiều so với các đối thủ cùng phân khúc. Việc thiếu hụt RAM tuy không quá ảnh hưởng nhiều tới hiệu năng của máy, nhưng cũng đủ tạo ra khoảng cách giữa một thiết bị phân khúc giá rẻ so với một chiếc smartphone cao cấp.

Bù lại, màn hình và khả năng hiện thị có lẽ là điểm ấn tượng nhất của siêu phẩm giá rẻ Moto G khi so sánh với LG G Flex. Việc sở hữu độ phân giải màn hình HD 720p cùng số điểm ảnh 329 ppi với mức giá dưới 4 triệu đồng khiến cho Moto G được giới công nghệ đánh giá cao hơn nhiều so với màn hình 6 inch uốn cong của LG, nhưng lại có số mật độ điểm ảnh cực tệ với 245ppi, khiến cho hình ảnh không được mượt và đôi khi xuất hiện rõ điểm ảnh bị vỡ.

Nokia Lumia 630 sử dụng một bộ vi xử lý tầm thấp Snapdragon 200 tốc độ 1,2 GHz cùng lõi đồ họa Adreno 302. Nó mất thời gian là 1503 ms để thực hiện bài thử nghiệm benchmark java Sunspider, khá thấp đối với một thiết bị chạy Windows Phone, vốn đáng ra nó phải nhanh hơn nhiều khi so với các đối thủ Android cùng cấp (như Motorola Moto E).

Dù nằm ở phân khúc giá tầm thấp hơn 3 triệu đồng thay vì một model cao cấp, Lumia 630 lại là thiết bị đầu tiên có mặt trên thị trường sử dụng hệ điều hành Windows Phone 8.1 chính thức (bản phần mềm Lumia Cyan). So với Windows Phone 8, hệ điều hành trên Windows Phone 8.1 mang tới nhiều điểm mới lạ và cải tiến tích cực.

Về khả năng nghe gọi, Lumia 530 thực hiện rất tốt. Âm thanh trong, rõ ràng, và có thể gia tăng âm lượng lên khác cao. Loa ngoài của máy cũng có chất lượng khá ổn.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Điện thoại di động