Asus Zenfone C
Ưu điểm:
– Hiệu năng ổn định
– Nhiều cải tiến so với các phiên bản cũ
– Giá thành rẻ
– Đi kèm pin sạc độc đáo
Nhược điểm:
– Không nhiều cải thiện về thiết kế
– Camera chỉ ở mức trung bình
– Pin chưa thực sự ấn tượng
HTC 8X từng gây sốc với giá chỉ bằng 1/3 tại thời điểm ra mắt
Ưu điểm:
– Thiết kế thanh mảnh, ấn tượng cùng nhiều lựa chọn màu sắc
– Hỗ trợ âm thanh Beats
– Màn hình có khả năng hiển thị đẹp cùng kích thước hợp lý
– Hiệu năng tương đối ổn định
– Giá rẻ
Nhược điểm:
– Thời lượng pin chưa thực sự tốt
– Camera không được sắc nét như các thiết bị tầm trung
So sánh về thiết kế
Về thiết kế, có thể thấy rằng Zenfone C không có quá nhiều điểm nổi bật so với hai mẫu smartphone tiền nhiệm là ZenFone 4A450CG và A400CG. Trên thực tế, bạn có thể dễ dàng nhầm lẫn cả ba mẫu smartphone này với nhau.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa chúng có lẽ chỉ nằm ở việc Zenfone C và Zenfone 4,5 ( A450CG ) có màn hình 4,5 inch nhỉnh hơn đôi chút. Độ mỏng của Zenfone C cũng được hãng tối ưu tốt hơn do một số thay đổi về khung cơ bản bên trong máy. Tuy nhiên, màn hình của Zenfone C vẫn bé hơn so với đàn anh Zenfone 5 với kích thước 5 inch.
Ở mặt trước vẫn là dải loa, bộ cảm biến nhiệt, và camera trước cùng logo Asus quen thuộc nằm ở mép trên. Phía dưới là 3 phím cảm ứng đặc trưng của Android, mép dưới cùng vẫn sỡ hữu vân kim loại đồng tâm đặc trưng
Mặt sau của máy bao gồm loa ngoài. mic lọc âm, đèn flash cùng camera chính độ phân giải 5 MP. Các phím cứng bao gồm phím nguồn, phím âm lượng đều được đặt tại cạnh phải và Asus Zenfone C vẫn giữ nguyên thiết kế vân tròn như các sản phẩm thuộc dòng ZenFone khác.
Về phần mình, HTC 8X là thiết bị đầu tiên của nhà sản xuất đến từ Đài Loan chạy trên nền tảng Windows Phone 8, đồng thời cũng kế thừa cả những nét rất đặc trưng trên các thế hệ máy này.
Cụ thể như chúng ta có thể thấy, HTC 8X khoác lên mình một bộ cánh nhựa nhám đặc trưng, rất quen thuộc với các dòng máy Nokia Lumia. Nhất là ở mặt trước, khi mà máy có một màn hình không hoàn toàn phẳng, mà hơi cong lồi lên một chút.
Theo Nokia, thiết kế này giúp cho màn hình trên các dòng máy Lumia của họ có được một góc nhìn tốt hơn. Và quả đúng như vậy, mặc dù không được trang bị công nghệ tấm nền IPS như trên hầu hết các mẫu smartphone trung cấp hiện nay, nhưng góc nhìn của HTC 8X cũng tỏ ra khá ấn tượng, và tốt hơn nhiều so với các đối thủ cùng phân khúc.
Tuy nhiên HTC 8X vẫn có nhiều nét riêng khá độc đáo, giúp tỏ ra khác biệt so với những chiếc điện thoại Lumia của Nokia. Rõ rệt nhất chính là ở vị trí đặt loa ngoài và loa thoại của nó. Khác với những chiếc Nokia Lumia khi mà loa ngoài của chúng chỉ là một khe nhỏ đặt ở cạnh trên, và cạnh dưới, thì HTC 8X hay các dòng smartphone của HTC nói chung, đều khá chú trọng vào chất lượng, cũng như vị trí đặt dàn loa này.
So sánh về hiệu năng
Về mặt cấu hình, ZenFone C được trang bị màn hình 4.5 inch, độ phân giải 480×854 pixel, chạy vi xử lý Intel Atom 2520 2 nhân xung nhịp 1.2 GHz, 1GB dung lượng RAM, camera chính 5MP, bộ nhớ trong 8GB và một viên pin dung lượng 2.100 mAh.
Điểm nhấn lớn nhất của chiếc smartphone này đó là đi kèm với ZenFone C, ASUS còn giới thiệu tới người tiêu dùng một mẫu sạc dự phòng mới với tên gọi ZenPower với dung lượng pin 9600 mAh và có khả năng sạc một chiếc smartphone tối thiểu 3 lần.
ZenPower 9600 sẽ có mặt trên thị trường với nhiều màu sắc khác nhau, song, giá thành vẫn chưa được tiết lộ. Hy vọng, giá bán của ZenPower 9600 không quá cao cũng như được bán kèm cùng ZenFone C trong đợt cung ứng lần này tại Việt Nam.
Về các tính năng khác, ZenFone C vẫn hỗ trợ 2 sim 2 sóng cùng thẻ nhớ mở rộng MicroSD. Bên cạnh đó, ZenFone C được ASUS trang bị nền tảng Android 4.4.2 KitKat mới nhất, chỉ sau Lollipop 5.0
Về phần mình, do xuất thân là một smartphone ở phân khúc cao cấp nên HTC 8X được trang bị một phần cứng khá ấn tượng bao gồm chip xử lý Snapdragon S4 Plus MSM8960 cùng lõi dual-core tốc độ 1,5GHz. Nói về con chip xử lý Snapdragon S4, đây làdòng chip di động phổ biến nhất dành cho các smartphone cao cấp trong khoảng thời gian 2 năm trước đây.
Mặc dù thời gian gần đây, chúng ta thấy nhiều hơn các bộ xử lý Qualcomm Snapdragon 400, 600, 800, nhất là trên các thiết bị chạy nền tảng Android, tuy nhiên con chip S4 vẫn được nhiều nhà sản xuất trang bị cho những chiếc smartphone của họ, điển hình như HTC, Huawei,..
Nói về hiệu năng, con chip xử lý này không phải ngẫu nhiên mà phổ biến đến vậy, khi mà nó có sức mạnh ngang ngửa với các dòng chip Snapdragon 400 mà chúng ta thường thấy trên các thiết bị tầm trung. Bên cạnh đó, Snapdragon S4 còn được tích hợp khá nhiều tính năng, bao gồm các bộ lõi xử lý đồ họa, bộ lõi hỗ trợ kết nối Wi-fi, Bluetooth, định vị GPS hay thậm chí là mạng LTE.Điều này giúp cho các nhà sản xuất có thế tiết kiệm được nhiều không gian bên trong điện thoại, giúp cho máy mỏng hơn, nhẹ hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.