Các mẫu bếp từ trên thị trường hiện nay sở hữu nhiều tính năng vượt trội, kiểu dáng đẹp mắt sang trọng. Không chỉ giúp công việc nấu nướng trở nên đơn giản, bếp từ còn tiết kiệm được nhiều chi phí.
Bếp từ là gì?
Bếp từ là thiết bị đun nấu thông minh hiện đại sử dụng điện năng để nấu chín thức ăn. Bếp từ có thể giảm được tình trạng thất thoát nhiệt cực kỳ hiệu quả nên thời gian nấu rất nhanh. Khi hoạt động, dòng điện chạy qua mâm nhiệt từ đó sinh ra dòng từ trường, tạo nhiệt để đun nóng và làm chín thức ăn.
Cách lắp đặt bếp từ hiệu quả
Để bếp từ có thể hoạt động bền bỉ, đảm bảo an toàn tối đa, khi lắp đặt bếp bạn phải đảm bảo các tiêu chí sau:
- Nguồn điện cung cấp phải đủ 3 dây là dây lửa, dây trung tính và dây tiếp đất.
- Nguồn điện phù hợp với bếp từ phải đảm bảo 220V.
- Dây điện cung cấp nguồn điện cho thiết bị bếp phải có khả năng chịu được tải lớn.
- Cầu nối điện và phích cắm phải đảm bảo an toàn, chất lượng tránh hiện tượng rò rỉ, chập điện.
- Nên sử dụng thêm cầu dao tự ngắt mạch CB30A, cho dây điện tiếp đất.
Lời khuyên sử dụng bếp từ đúng cách và hiệu quả
Của bền tại người, dù là chất lượng sản phẩm có tốt đến đâu mà người dùng không biết cách sử dụng thì tuổi thọ của thiết bị cũng sẽ giảm đáng kể, chất lượng sẽ không được đảm bảo tốt. Bếp từ cũng vậy. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng bếp từ đúng cách và an toàn cho bạn tham khảo:
1. Không nấu ở nhiệt độ quá cao
Tốc độ nấu chín thức ăn của bếp từ cao hơn nhiều so với bếp gas truyền thống nên nếu ngay từ đầu đã sử dụng mức nhiệt cao để nấu chín thức ăn thì có thể làm nồi bị cháy. Do đó, hãy điều chỉnh từ mức nhiệt nhỏ sau đó tăng dần để đảm bảo an toàn tối đa nhé!
Thêm vào đó, tuyệt đối không đặt nồi không trên bếp khi đang hoạt động vì rất có thể sẽ làm biến dạng nồi, hư hỏng nồi.
2. Sử dụng đúng loại nồi
Không giống như các loại bếp khác có thể sử dụng bất cứ loại nồi được làm từ chất liệu nào, bếp từ chỉ sử dụng được với một số loại nồi nhất định. Khi lựa nồi, nên chọn những chiếc xoong chảo, nồi được làm từ inox có đáy nhiễm từ có khả năng truyền được năng lượng từ trường dưới mặt bếp, từ đó làm chín thức ăn nhanh chóng. Bên cạnh đó, các loại muỗng, đũa cũng nên sử dụng loại có khả năng chịu nhiệt tốt, có tay cầm để tránh bỏng khi nấu nướng.
3. Tiết kiệm điện năng
Khi công việc nấu nướng gần xong, hãy tắt bếp trước vài phút. Lý do là bởi trên bếp vẫn còn một độ nóng nhất định giúp thức ăn được làm chín tối đa. Tuy nhiên, mẹo này chỉ áp dụng với món hầm và xào, không phù hợp với các món chiên rán.
4. Lưu ý khác
Không để các vật dụng kim loại trên mặt bếp vì chúng sẽ dẫn nhiệt từ mặt bếp nếu bạn vô tình chạm vào sẽ gây bỏng.
Trong quá trình nấu nướng, không nên xê dịch, di chuyển bếp từ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người sử dụng. Ngoài ra, tránh để thức ăn hay nước từ nồi vương vãi trên mặt bếp làm chập các mạch điện và linh kiện điện tử bên trong.
Không nên rút nguồn điện ngay sau khi tắt bếp mà đợi tầm 5-10 phút để quạt có đủ thời gian tản nhiệt. Sau đó dùng khăn ẩm mềm để lau đi các vết bẩn từ thức ăn, đảm bảo sạch sẽ cho bếp từ.
Nếu sử dụng bếp từ đúng cách bạn sẽ có thể đảm bảo được an toàn đồng thời nâng cao tuổi thọ cho sản phẩm. Hy vọng những mẹo trên sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm sử dụng bếp. Đừng quên chia sẻ bài viết đến những người xung quanh nhé!