Tại sao ăn hoa quả nhiều lại không tốt?
Như chúng ta đã biết, hoa quả là nguồn năng lượng và vitamin dồi dào cho con người. Cơ thể chúng ta sẽ “khô héo” nếu không được bồi bổ năng lượng và vitamin đầy đủ. Vào mùa hè, khi cơ thể háo nước, hoa quả lại càng đóng vai trò quan trọng. Mặc dù vậy, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên rằng bạn không nên ăn quá nhiều hoa quả.
Theo Huffington Post, chuyên gia dinh dưỡng Beth Warren, đồng thời là tác giả của cuốn Living A Real Life with Real Food (Sống một cuộc sống đích thực với nguồn thực phẩm đích thực) cho biết fructose là loại đường được chuyển hóa ở gan khi bạn ăn hoa quả.Cụ thể, nếu ban ăn quá nhiều hoa quả, lường đường fructose mà cơ thể không cần nữa sẽ được gan chuyển hóa triglycerides, chất này chính là nguyên nhân tạo thành các tế bào chất béo trong cơ thể. Về lâu về dài điều này gây ra sự tích tụ mỡ bụng nội tạng, liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.
Thêm một lý do nữa chứng minh bạn không nên ăn nhiều hoa quả đó là hoa quả cung cấp carbohydrates làm tăng năng lượng nhanh chóng, nhưng dung nạp quá nhiều carbohydrates trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến lưu thông máu và tạo ra chất béo. Đặc biệt, bạn không nên ăn các thực phẩm giàu carbohyrates như gạo, đậu, bánh mỳ, khoai tây chiên khi ăn trái cây.
Lý do cuối cùng, trong một số loại hoa quả có chứa các thành phần gây nóng khiến cho cơ thể không những không được thanh mát mà còn bị ức chế và nổi mụn, mẩn đỏ… Ví dụ như quả mận, quả sầu riêng, quả xoài, quả vải,… những loại trái cây này thực sự rất ngon và bổ nên được nhiều người yêu thích, tuy nhiên, khi ăn nhiều, bạn sẽ bị nổi mụn, cơ thể thì nóng ra và đôi lúc còn cảm thấy mệt mỏi, khó tiêu.
Vậy bạn nên ăn bao nhiêu hoa quả là đủ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù bạn rất thích ăn hoa quả, có thể ăn hoa quả thay cơm thì bạn cũng chỉ nên ăn hoa quả vào những bữa ăn nhẹ, giữa bữa sáng và bữa trưa, giữa bữa trưa và bữa tối. Mỗi lần ăn nên cách nhau ít nhất là 3 tiếng để cơ thể có thời gian tiêu hóa.
Ngoài ra, bạn cũng nên suy nghĩ lại về vấn đề thường xuyên uống nước ép trái cây. So với trái cây nguyên quả thì nước ép – là một loại chất lỏng – sẽ dễ xâm nhập vào máu và dễ dàng chuyển hóa thành đường hơn. Điều này cũng có nghĩa là nếu uống quá nhiều bạn sẽ bị thừa năng lượng và béo phì. Do vậy, bạn chỉ nên uống 1/3 cốc nước ép mỗi ngày.
Các chuyên gia cũng cho rằng bạn nên ăn hoa quả tươi thay vì hoa quả sấy vì hoa quả sấy thường ngọt hơn bởi trong quá trình làm khô, chúng sẽ được tẩm hóa chất và tạo ra nhiều calo, đường, dễ gây béo phì. Đừng chọn hoa quả sấy làm đồ ăn vặt thường xuyên của mình, như thế sẽ rất hại cho cơ thể.
Một số loại hoa quả có chứa nhiều đường hơn những loại khác. Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia Mỹ USDA đã đưa ra danh sách các loại hoa quả chứa nhiều và ít đường (lượng đường có trong 100 g hoa quả). Ví dụ một số loại quả tt đường như: Bơ (< 1 g); nam việt quất (1 g); quả mâm xôi (4-5 g); dâu tây (4-5 g); dưa hấu (6 g); quả bưởi (7 g); đu đủ (8 g); dưa ruột vàng (8 g). Còn các loại nhiều đường như: chà là (66 g); nho (16 g); lựu (14 g); xoài (14 g); anh đào (13 g).
Tóm lại, cái gì quá cũng không tốt, nên dù có thích hoa quả đến mấy bạn cũng nên biết điểm dừng. Đối với những bạn nghĩ rằng ăn hoa quả thay cơm có thể giảm béo, hãy nghĩ lại, bởi theo khoa học đã chứng minh, ăn quá nhiều trái cây cũng có thể khiến bạn béo phì.
Hương Giang
Tổng hợp
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam