Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa vô cùng non nớt và rất dễ bị tổn thương, chính vì vậy, việc cho bé ăn những thức ăn rắn quá sớm đôi khi sẽ làm hại bé. Khuyến nghị của WHO là chỉ nên cho bé ăn dặm khi bé tròn 6 tháng tuổi, tức là bắt đầu từ tháng thứ 7 trở đi. Tuy vậy, nhiều mẹ vẫn “cố” cho con ăn dặm khi mới chỉ được 5 tháng tuổi. Dưới đây là những hệ lụy có thể gặp phải nếu bé được cho ăn dặm sớm.
Bé rất dễ bị dị ứng thức ăn
Từ 0-6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chính của bé nên là sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khi mẹ cho bé ăn các loại thức ăn rắn, thức ăn lạ, bé sẽ rất dễ bị dị ứng thức ăn. Theo các bác sĩ nhi khoa, hệ tiêu hóa của bé tính cho đến 4 tháng tuổi vẫn chưa hề hoàn thiện, và để bé có được hệ tiêu hóa ổn định, mẹ nên đợi đến khi con được 6 tháng.
Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ hoặc sữa công thức là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất cho sự phát triển của bé
Mẹ có biết rằng cứ 100 bé thì sẽ có khoảng 8-10 bé bị dị ứng thức ăn? Mặc dù tỷ lệ này là không quá lớn nhưng nó cũng đủ để các mẹ thêm cảnh giác với chứng dị ứng thức ăn ở con. Ngay cả khi bé được cho ăn dặm thì mẹ cũng nên thăm dò từng món mới bằng cách cho con ăn từng ít một.
Bé sẽ dễ bị tổn thương thận
Không những hệ tiêu hóa gặp vấn đề khi bé ăn dặm sớm mà thận của bé cũng sẽ có nguy cơ bị tổn thương. Khi còn nhỏ, hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không tiết ra đủ chất nhầy, dịch tiêu hóa, thiếu các enzyme như amylase (phân cắt tinh bột), protease (đạm) và lipase (chất béo), không đủ sức phân cắt hết protein, lipid thành các mảnh nhỏ để cơ thể sử dụng. Chính bởi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện mà bắt buộc thận của bé phải làm việc để “giải quết” protein, lipit… Nếu mẹ không muốn làm hại thận của con thì đừng dại cho con ăn dặm sớm.
Bé có nguy cơ mắc bệnh béo phì nếu ăn dặm quá sớm
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu bé được uống sữa bột và ăn dặm sớm thì nguy cơ mắc bệnh béo phì sẽ cao hơn. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em ngừng bú sữa mẹ và ăn dặm trước 6 tháng tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh béo phì ở tuổi lên 3 cao hơn so với những bé ăn dặm đúng chuẩn.
Mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm, tốt nhất là từ tháng thứ 7 trở đi mới cho con ăn
Điều này được giải thích như sau: Nếu trẻ bắt đầu thích nghi với chế độ ăn dặm quá sớm, bé sẽ dần dần quen với chế độ ăn của một trẻ lớn trong khi cơ thể mới chỉ khoảng 5,6 tháng tuôi. Dần dần, cung sẽ vượt quá cầu và khiến cơ thể bé thừa chất. Ngoài ra, theo nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ phát hiện ra rằng các loại ngũ cốc được đưa vào chế độ ăn của trẻ trước tuổi 4 tháng hoặc sau tuổi 7 tháng tuổi sẽ tăng nguy cơ bệnh tiểu đường ở trẻ.
Rối loạn tiêu hóa
Tất nhiên không phải bé nào cũng sẽ bị rối loạn tiêu hóa nếu ăn dặm, và cũng có những bé bị rối loạn tiêu hóa dù ăn dặm đúng chuẩn. Mặc dù vậy, theo các chuyên gia dinh dưỡng, tỷ lệ những trẻ bị rối loạn tiêu hóa do ăn dặm sớm là khá cao. Mẹ nên biết rằng, hệ tiêu hóa trong 6 tháng đầu đời của bé chỉ thích hợp để tiêu hóa sữa mẹ hoặc sữa bột công thức, chứ chưa đủ men để xử lý các thức ăn rắn khác.
Bé sẽ dễ bị tổn thương dạ dày
Một trong các tác hại khi cho trẻ ăn dặm sớm là bé dễ bị tổn thương dạ dày. Dạ dày của bé còn non nớt, lớp niêm mạc bề mặt và lớp dịch nhầy bảo vệ mỏng. Nếu cho bé ăn dặm sớm, khi dạ dày co bóp, thực phẩm đặc có kết cấu hoàn toàn khác sữa cọ xát vào.
Trên đây là những nguy cơ khi mẹ cho bé ăn dặm quá sớm. Việc ăn uống của con tất nhiên là cần phải tuân thủ những nhu cầu nhưng mẹ cũng nên theo dõi những sở thích của bé. Xét cho cùng, ăn chỉ là để hấp thu chất dinh dưỡng để sống và phát triển nên không nhất thiết phải tập trung quá nhiều, chỉ cần ĐỦ là được. Thay vào đó mẹ hãy tìm hiểu về những phương pháp giúp con linh hoạt hơn, tự tin hơn, thông minh hơn và ngoan ngoãn hơn.
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam
Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam