Tất tần tật những kinh nghiệm nuôi con lần đầu mẹ cần thuộc làu làu

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Để tránh những bỡ ngỡ và những trường hợp có thể gặp phải khi tự nuôi con, mẹ cần phải thuộc làu làu tất tần tật những kinh nghiệm nuôi con lần đầu sau:

1. Mẹ tiết sữa quá nhiều

Có nhiều mẹ nghĩ rằng sữa càng tiết ra nhiều thì bé càng được bú nhiều và càng khỏe mạnh, cao lớn. Tuy nhiên, sự thật không phải vậy. Với các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, thông thường ở mỗi cữ bú, mẹ chỉ sản xuất được 37ml sữa trước và 50ml sữa sau cho cả hai bầu ngực. Nhưng với các mẹ có nhiều sữa, ở một bầu ngực mẹ đã chỉ có 30ml sữa đầu và 90ml sữa sau.

Do đó, bé chỉ cần bú một bên là đã đủ khiến bé no. Một số bé có thể bú thêm một ít bên bầu ngực bên kia vì đói hoặc thích mút ti mẹ nhưng sẽ chỉ bú được thêm một ít sữa đầu. Sữa đầu là sữa có nhiều đường lactose gây đầy hơi, nôn trớ, trong khi đó sữa sau là sữa giàu năng lượng và chất béo bổ dưỡng giúp bé tăng cân.

Đây chính là lý do mà các bé bú mẹ nhiều sữa hoặc là tăng cân rất nhanh hoặc là giảm cân rất nhanh đi kèm với thiếu dinh dưỡng trầm trọng. Mẹ nên thử các biện pháp giúp điều chỉnh lượng sữa của mình tương xứng với nhu cầu bú sữa của bé, như: tranh thủ cho bé bú lúc chưa quá đói và sau khi ngủ dậy bởi đây là lúc bé không bú quá mạnh, ngực của mẹ sẽ ít bị kích thích hơn; trước khi cho bé bú, nên vắt dòng sữa mạnh đi; cho bé một bên đầu ti để hạn chế việc sữa trào ra quá nhiều lần, nếu sữa rò rỉ hoặc bị căng tức bên bầu ngực bên kia, mẹ nên vắt bớt sữa đi; dùng tay ấn nhẹ vào núm vú khi bé đang bú để giảm tốc độ dòng chảy, nếu bé bị sặc sữa, nghẹn sữa hoặc sữa trào lên mũi, nhanh chóng cho bé ngừng bú, dùng khăn bịt đầu ti lại để tránh sữa bắn vào mặt bé, khi dòng chảy trở về bình thường thì cho bé bú trở lại; chọn tư thế cho bú tạo trọng lực làm giảm tốc độ dòng chảy, thử tựa người ra sau, đặt bé ngồi lên chân mẹ, đầu cao hơn núm vú, hoặc nằm nghiên và cho bé bú sát bên; sau nửa cữ bú nên cho bé dừng lại để giúp bé ợ hơi…

2. Mẹ ít sữa hoặc bị tắc tia sữa

Bên cạnh vấn đề sản xuất và tiết sữa quá nhiều, lại có nhiều mẹ rơi vào trường hợp sữa về ít, bị tắc tia sữa hoặc thậm chí là không có sữa. Nguyên nhân có thể là do chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi, thư giãn của mẹ trước và trong khi sinh chưa hợp lý, khiến cơ thể không đủ khỏe mạnh để sản xuất đủ sữa cho bé bú.

Trước và sau khi sinh, mẹ cần bồi bổ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, chú trọng bổ sung thêm chất đạm, vitain, khoáng chất và các yếu tố vi lượng, có như vậy sữa mới về nhiều sau khi sinh, đặc biệt sau khi sinh, mẹ cần bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của mình những món ăn lợi sữa như cháo móng giò đu đủ xanh, cháo thịt thăn, cháo chân dê, sữa nóng, kết hợp uống nhiều nước ấm, chè lá vằng, chè đậu đỏ mè đen, rau lang với số lượng vừa đủ. Trong thai kỳ, mẹ cũng cần giữ một tinh thần thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng, stress, làm việc quá mức có thể dẫn đến tắc sữa, thậm chí là mất sữa sau sinh.

Bên cạnh đó, có một số biện pháp có thể cải thiện tình trạng ít sữa của mẹ, như: cho bé bú sớm và đúng tư thế, thường xuyên mát xa bầu ngực trước và sau khi sinh, giữ sạch núm vú bằng cách lau nhẹ nhàng khăn đã nhúng vào nước ấm trước và khi cho bé bú, dùng máy hút sữa bởi vì đây được xem là trợ thủ đắc lực trong việc kích thích sữa mẹ tiết nhiều hơn…

Trên đây là một số mẹo cũng như biện pháp kích thích việc tiết sữa sữa hoặc điều chỉnh lượng sữa khi tiết ra quá nhiều. Áp dụng đúng cách, đúng thời điểm và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các biện pháp, mẹ sẽ thu được kết quả khá bất ngờ đấy!

3. Bé khóc đêm (khóc dạ đề)

Khóc đêm là hiện tượng thường gặp ở các bé dưới 6 tháng tuổi vì một số lý do như rối loạn hệ tiêu hoá, quá nóng hoặc quá lạnh, đầy hơi khó chịu hoặc bị kích thích từ môi trường bên ngoài… hoặc không do một nguyên nhân rõ ràng nào mà nhân gian hay gọi là khóc dạ đề.

Đối với khóc có thể nhận biết nguyên nhân, mẹ chỉ cần khắc phục những nguyên nhân đó là bé có thể ngưng khóc và chịu đi ngủ trở lại. Đối với khóc dạ đề, đây là hiện tượng bé quấy khóc rất lâu gần như là liên tục hơn 3 tiếng và lặp lại từ 3 lần hoặc nhiều hơn trong một tuần, 3 tuần trên một tháng. Theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể là do nhu động ruột của bé đột ngột tăng lên, không đều đặn do một số yếu tố nào đó, khiến bé bị đau bụng dữ dội, gây khó chịu và quấy khóc.

Đến khi bé hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, bé sẽ trở lại bình thường và ngưng quấy khóc vào mỗi đêm. Nếu hiện tượng khóc đêm kéo dài quá thời gian trên hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như bé vã mồ hôi, biếng ăn, nóng sốt … thì đây không còn là khóc dạ đề vô hại, mà là khóc đêm bệnh lý. Ở trường hợp này, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để nhận được lời khuyên và hướng điều trị tốt nhất.

Đối với khóc dạ đề, đến nay y học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị nhất định. Điều quan trọng nhất là các mẹ cần luôn giữ bình tĩnh và thoải mái khi bắt gặp bé khóc dạ đề. Trước tiên, mẹ cần chắc chắn rằng bé không đói, cần thay tã hay khó chịu vì vướng vào vật nào đó… Sau đó, có thể dùng khăn nhúng vào nước ấm và lau khắp người bé, dùng túi chườm ngâm nước nóng đắp vào thành bụng của bé, hát ru bằng những câu ca nhẹ nhàng ngọt ngào, hoặc đơn giản là ôm ấp, vỗ về, nâng niu bé vì có thể bé đang cần tình yêu thương và sự quan tâm của mẹ!

Mẹ có thể tham khảo thêm các mẹo để làm cho bé nín khóc ngay lập tức.

4. Bé đầy hơi, khó tiêu

Đầy hơi, khó tiêu ở bé sơ sinh là triệu chứng thường gặp do chế độ ăn uống, dinh dưỡng của trẻ không hợp lý cũng như cách cho bé ăn, bé bú. Nếu bị đầy bụng, khó tiêu lâu ngày, bé sẽ khó lên cân, biếng ăn và dễ nôn oẹ. Giải quyết tình trạng này, mẹ nên thử thay đổi chế độ ăn uống của bé và thực hiện một số biện pháp giúp bé dễ chịu hơn sau khi ăn như mát xa bụng, vuốt lưng để đẩy hơi ra ngoài.

Có 3 cách vuốt lưng phổ biến được các mẹ áp dụng mỗi khi cho bé bú xong. Thứ nhất là đặt bé ngồi thẳng trong lòng mẹ, sau đó dần dần cho bé ngả người về phía trước, một tay giữ ngang ngực bé, tay còn lại vỗ hoặc xoa nhẹ vùng lưng bé. Thứ hai là bế bé ngả vào vai mẹ và duỗi hai tay xuống, một tay vỗ hoặc xoa lưng bé, tay còn lại ôm mông bé.

Cách thứ ba là đặt bé nằm sấp trong lòng mẹ, giữ bé thật chặt bằng một tay, tay còn lại vỗ hoặc xoa lưng bé. Áp lực nhẹ nhàng từ đùi của mẹ tác động lên bụng bé sẽ giúp bé ợ hơi dễ dàng. Những động tác vỗ hoặc xoa lưng sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

Đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng ở các bé sơ sinh chủ yếu đến từ cách bố mẹ cho bé bú bình sữa và bình sữa bé sử dụng. Khi cho bé bú bình, mẹ nên nghiêng bình sữa một góc 45 độ so với phương ngang để sữa lấp đầy núm ty, bé sẽ bú trọn vẹn dòng sữa mà không phải nuốt không khí trong lúc bú. Sau mỗi nửa cữ bú, mẹ nên cho bé dừng lại và giúp bé đẩy hơi ra.

Bên cạnh đó, bình sữa loại gì cũng là yếu tố quyết định không nhỏ vấn đề đầy hơi ở trẻ nhỏ. Bố mẹ nên chọn bình sữa với van thông khí đặc trưng với chức năng chống đầy hơi cho trẻ nhỏ như bình sữa Dr. Brown, bình sữa Born Free, bình sữa Comotomo…

Có vô số thứ mẹ bầu cần chuẩn bị trước khi sinh để đón bé yêu chào đời được trọn vẹn nhất, đôi khi sẽ gây bối rối và hoang mang cho các mẹ. Với bài viết này, hi vọng sẽ thực sự có ích cho các mẹ trong hành trình chuẩn bị đón bé yêu chào đời nhé.

Top 5 bài tập thể dục tốt nhất cho tim mạch bà bầu chớ nên bỏ qua

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

Tin tức về Cuộc sống

Tổng hợp giá các loại hạt, mứt và trái cây sấy đón tết 2025

Tổng hợp giá các loại hạt, mứt và trái cây sấy đón tết 2025

Như mọi năm, dịp Tết đến xuân sang những món quà biếu Tết và dùng để tiếp đón khách ngày Tết như các loại hạt dinh dưỡng, trái cây sấy, mứt Tết, ô mai được mọi người quan tâm. Cùng tìm hiểu các sản phẩm này và mức giá của từng loại trong bài viết dưới đây.