Thay vành đúc cho xe máy có bị phạt hay không

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Việc thay đổi vành bị phạt hay không còn do tác động từ nhiều yếu tố, trong đó, cái nhìn của cảnh sát giao thông là rất quan trọng

Một số người đi xe máy muốn thay đổi vành đúc (bánh mâm) cho xe máy vốn sử dụng vành nan hoa (bánh căm), nhằm giúp cho bánh xe trông mới và cứng cáp hơn. Đồng thời, một số người do muốn lắp lốp không săm cho xe của mình mà lắp bộ vành đúc cho xe…

Tuy nhiên, một vấn đề mà những người muốn thay đổi vành xe máy thắc mắc là liệu việc thay thế bánh vành đúc cho xe có kết cấu sử dụng vành nan hoa và ngược lại nếu thay vành nan hoa cho xe có kết cấu gốc sử dụng vành căm thì có bị phạt không?

Trong thực tế, có nhiều người thay vành xe kiểu này thì bị cảnh sát giao thông thổi phạt, nhưng một số khác thì không. Vậy có được vành đúc cho xe sử dụng vành nan hoa và ngược lại không?

Vành đúc đang ngày càng được nhiều người ưa thích sử dụng hơn

Vành đúc đang ngày càng được nhiều người ưa thích sử dụng hơn

Sẽ có 2 xu hướng trong thực tế:

– Theo quy định về bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ tại khoản 2 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ thì: Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ quy định: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy; các loại xe tương tự mô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

– Tự ý đục lại số khung, số máy;

– Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

– Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước của xe;

Do đó, việc thay đổi vành đúc cho xe sử dụng vành căm cũng đã thay đổi hình dáng khung máy, do đó, nếu bị cảnh sát giao thông phạt cũng không phải là sai luật

– Tuy nhiên, trên thực tế khi thay vành đúc cho vành cằm nguyên thủy và ngược lại thì kích cỡ vỏ xe vẫn không thay đổi nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến độ an toàn của xe. Do đó, thường là sẽ không bị phạt

Thực chất, việc sử phạt còn do cái nhìn của từng người phạt, người thì cảm thấy việc thay vành đúc cho vành căm mà ảnh hưởng đến sự an toàn của xe thì sẽ phạt còn lại thì không

Bên cạnh đó, sự quy định của luật pháp không rõ ràng nên chuyện bị phạt hay không khi thay vành đúc cho vành căm và ngược lại còn phụ thuộc vào “số” của bạn

Tuy nhiên, bạn cũng có thể tránh bằng cách khi thay đổi bánh căm thành bánh mâm thì đến khai báo với nơi đăng ký xe để ghi thay đổi lên đăng ký xe, như thế, sẽ không bị phạt

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

Tin tức về Xe máy

So sánh Honda Air Blade 125 2023 và Air Blade 125 2022

So sánh Honda Air Blade 125 2023 và Air Blade 125 2022

Về mặt thiết kế không có nhiều khác biệt khi so sánh Air Blade 2023 và Air Blade 2022, tuy nhiên động cơ lại có sự thay đổi lớn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn những điểm đổi mới trên Honda Air Blade 2023 so với phiên bản tiền nhiệm.
So sánh xe máy Yamaha Jupiter FI và Honda Future 125 FI

So sánh xe máy Yamaha Jupiter FI và Honda Future 125 FI

Bạn đang có 30 triệu đồng và phân vân không biết nên mua xe số nào tốt. Bài viết so sánh Yamaha Jupiter FI và Honda Future 125 FI dưới đây sẽ giúp bạn có được quyết định chính xác nhất.