Thủ tục khi bị cảnh sát giao thông dừng xe

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Nếu các đồng chí CSGT không thực hiện đúng mực theo quy định, người tham gia giao thông có quyền phản ánh

Websosanh – Vi phạm giao thông khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông là “chuyện thường ngày ở huyện”, không ít thì nhiều, bạn cũng sẽ mất một khoản tiền phạt nhất định, thậm chí còn bị giữ xe, giấy phép lái xe…cho những lỗi nghiêm trọng.

Tuy nhiên có một điều mà nhiều bạn vẫn chưa nắm rõ, đó là trình tự bị phạt lỗi khi tham gia giao thông như thế nào? Dưới đây là trình tự chuẩn khi bị cảnh sát giao thông (CSGT) “tuýt còi

Bước 1. CSGT ra hiệu lệnh dừng xe vi phạm

CSGT là những người mặc quần, áo màu vàng lúa chín, đeo thẻ xanh, trên thẻ ghi số hiệu, cấp hiệu theo quy định, đội mũ kêpi có vành màu đỏ hoặc mũ bảo hiểm cùng màu với quần áo, phía trước mũ gắn Công an hiệu, hai bên mũ có chữ “CSGT” màu xanh phản quang (sử dụng khi tuần tra, kiểm soát bằng xe mô tô), có dây lưng và dây chéo bằng da màu nâu, giầy da màu đen.

Theo điều 13, chương V, TT 65/2012/TT-BCA, khi bạn vi phạm lỗi, CSGT sẽ ra hiệu lệnh dừng xe bằng tay, gậy chỉ huy giao thông, còi, loa pin cầm tay, loa điện gắn trên phương tiện tuần tra, bằng đèn tín hiệu, biển báo hiệu, barie hoặc rào chắn.

Lúc này bạn nên bình tĩnh, giảm tốc độ từ từ và quan sát phía trước, hai bên và phía sau xe. Bật đèn dừng khẩn cấp (với xe ô tô). Cho xe dừng vào khu vực CSGT chỉ dẫn, dừng xe vào vị trí an toàn.

Bước 2: Chào hỏi

CSGT luôn phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực. Vì thế họ thực hiện chào bạn theo đúng hiệu lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp bạn có dấu hiệu tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã hoặc có hành vi thiếu văn hóa…).

Đây là thủ tục bắt buộc đối với CSGT khi bắt đầu làm việc với nhân dân, được quy định rõ tại Khoản 1 điều 10 Thông tư số 60/2009/TT-BCA ngày 29/10/2009 của Bộ Công an quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ.

Sau khi CSGT chào bạn, bạn cũng nên chào lại và chú ý dùng đại từ nhân xưng cho phù hợp.

Bước 3: Kiểm tra, kiểm soát giấy tờ

Sau khi thực hiện hiệu lệnh chào CSGT sẽ nói: “Yêu cầu ông (bà, anh, chị…) cho chúng tôi kiểm soát các loại giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện”.

Trong trường hợp CSGT thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phải nói lời: “Xin lỗi ông (bà, anh, chị…) cho chúng tôi kiểm soát các loại giấy tờ liên quan và kiểm soát phương tiện”

Việc thực hiện kiểm tra này được ghi tại điều 16, chương V, thông tư 65/2012/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 22/12/2012.

Bước 4: Thông báo lỗi

CSGT sẽ thông báo bạn đã vi phạm an toàn giao thông đường bộ. Họ sẽ chỉ rõ cho bạn đã vi phạm lỗi như thế nào. Trong lúc này, nếu bạn chưa nhận diện được lỗi của mình thì bạn có thể yêu cầu được xem hình ảnh thu được về hành vi vi phạm.

CSGT sẽ cho bạn xem ngay nếu đã có hình ảnh thu được tại đó. Nếu chưa có thì bạn sẽ được hướng dẫn đến bộ phận xử lý để xem.

Bạn hoàn toàn có quyền được xem chứng cứ về lỗi vi phạm của bạn. Điều này được quy định rõ tại mục a, khoản 2, điều 16, chương V tại thông tư 65/2012/TT-BCA.

Bước 5: Lập biên bản vi phạm

Theo điều 17, chương V, thông tư 65/2012/TT-BCA, việc lập biên bản vi phạm chỉ được thực hiện sau khi bạn đã nghe CSGT thông báo cho bạn biết rõ về lỗi vi phạm. Khi lỗi vi phạm mà CSGT đưa ra là đúng thì bạn hãy nhận lỗi.

Biên bản vi phạm hành chính được lập ít nhất hai bản, một bản giao cho người vi phạm, một bản CSGT giữ lại dùng cho việc ra quyết định xử phạt và lưu hồ sơ. Biên bản được ban hành theo đúng mẫu đã quy định, có dấu đỏ, có số thứ tự. Lỗi của bạn sẽ được ghi rất rõ ràng theo điều, khoản mục nào trong luật giao thông đường bộ hay các văn bản hướng dẫn dưới Luật.

Sau khi biên bản được lập, bạn cần đối chiếu xem nội dung có đúng với lỗi đã vi phạm hay chưa. Nếu chưa đúng thì bạn có thể yêu cầu CSGT sửa lại và họ sẽ ký tên trước khi đưa cho bạn ký.

Ngoài ra, nếu bạn có ý kiến gì thì bạn có thể ghi ở mục ý kiến của người vi phạm trước khi bạn ký tên.

Sau khi biên bản được lập vì lý do nào đó mà bạn từ chối ký, thì lúc này CSGT sẽ ghi rõ lý do vào biên bản.

Nếu như CSGT xử phạt “nhầm” đối với bạn thì có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính. Mục đ, điều 13 tại Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật số 15/2012/QH13 quy định rất rõ việc này.

Còn trong trường hợp, bạn bị CSGT tuýt còi nhưng không phát hiện vi phạm thì CSGT phải thông báo và nói lời: “Cảm ơn ông (bà, anh, chị,…) đã giúp đỡ lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ”.

Cũng có những lỗi CSGT có thể sẽ không phạt mà chỉ nhắc nhở bạn như: đè vạch, vượt phải, vượt tại đoạn đường con, vượt đèn đỏ mấy giây, xi-nhan hoặc khi bạn chạy vượt quá tốc độ cho phép dưới 5km..

Nếu có điều gì thắc mắc, bạn có thể gọi điện đến đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân từ khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc về tình hình trật tự ATGT.

Số điện thoại đường dây nóng của Cục CSGT đường bộ – Đường sắt: 069.42608

Bình thường, khi bị cảnh sát giao thông ra hiệu dừng xe, nhiều người luôn tỏ ra sợ hãi, lo lắng, nhưng tấm lí như thế thực sự không tốt. Thay vào đó, bạn nên bình tĩnh, tự tin và luôn nở nụ cười, tỏ thái độ nhã nhặn, khi đó khả năng được CSGT “nương tay” là rất cao. Một điều quan trọng là bạn nên nắm vững luật khi tham gia giao thông, nhất là các nguyên nhân bị CSGT dừng xe và mức phạt thường gặp.

Các trường hợp được dừng phương tiện

1. Cán bộ thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:

a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ;

b) Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiểm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên;

c) Thực hiện kế hoạch, phương án công tác của Trưởng phòng Hướng dẫn và Tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên về việc kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ theo chuyên đề;

d) Có văn bản của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự;

đ) Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.

2. Việc dừng phương tiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) An toàn, đúng quy định của pháp luật;

b) Không làm cản trở đến hoạt động giao thông;

c) Khi đã dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài những hiểu biết về quyền dừng xe của CSGT, bạn cũng nên tìm hiểu những lỗi phạt thường gặp và mức phát với từng trường hợp đó ra sao, như thế, là một cách tạo ưu thế của chúng ta trước lỗi phạt.

Tham khảo những mức phạt cho những lỗi thường gặp

Mong rằng với những gợi ý trên đây đã giúp bạn có được những thông tin về việc xử phạt khi tham gia giao thông, và có thái độ thích hợp trong những trường hợp nhạy cảm này.

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

O.N

Nguồn: Thư viện pháp luật

TIN TỨC LIÊN QUAN

Tin tức về Xe máy

So sánh Honda Air Blade 125 2023 và Air Blade 125 2022

So sánh Honda Air Blade 125 2023 và Air Blade 125 2022

Về mặt thiết kế không có nhiều khác biệt khi so sánh Air Blade 2023 và Air Blade 2022, tuy nhiên động cơ lại có sự thay đổi lớn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn những điểm đổi mới trên Honda Air Blade 2023 so với phiên bản tiền nhiệm.
So sánh xe máy Yamaha Jupiter FI và Honda Future 125 FI

So sánh xe máy Yamaha Jupiter FI và Honda Future 125 FI

Bạn đang có 30 triệu đồng và phân vân không biết nên mua xe số nào tốt. Bài viết so sánh Yamaha Jupiter FI và Honda Future 125 FI dưới đây sẽ giúp bạn có được quyết định chính xác nhất.