Như chúng ta đã biết, nhiếp ảnh là bộ môn nghệ thuật của ánh sáng. Chỉ có làm chủ được ánh sáng, chúng ta mới có thể có được những bức hình ấn tượng. Trong một số điều kiện ánh sáng nhất định, đôi khi chúng ta cần sử dụng đến đèn flash rời để bổ trợ cho các bức hình thêm rỏ ràng, sắc nét, nhấn mạnh chủ thể một cách tối đa. Để sử dụng đèn flash đúng cách, các bạn nên nắm vững các thuật ngữ đèn flash rời thường gặp.
Chỉ số công suất GN – Guide Number
- Năng lực làm việc của đèn được đánh giá qua chỉ số hướng dẫn GN, cho biết cự ly ăn đèn ứng với giá trị khẩu độ và ISO cho trước.
- Chỉ số GN là thông số được ghi trên catalogue của đèn cho biết cụ ly phủ sáng (flash range) xa nhất của flash là bao nhiêu mét ứng với độ nhạy sáng ISO tối ưu (thường là ISO=100), với góc mở tiêu cự 35mm trên máy ảnh fullframe trong môi trường truyền dẫn ánh sáng tốt nhất.
- Gọi D là cự ly phủ sáng (là chiều dài của đường đi tia sáng flash không phải là khoảng cách từ máy đến chủ thể), ta có: D = GN/F-Number (với F: là khẩu độ)
- Từ công thức trên ta có thể nhận thấy nếu khẩu độ càng mở thì đoạn đi của flash tương ứng GN càng dài và ngược lại. Nếu đánh đèn phản xạ trần, đường đi của tia sáng phải tính là đoạn đường từ flash đến trần và từ trần đến chủ thể (phải trừ hao thêm khả năng phản sáng của trần nữa).
- Lưu ý: Mỗi một lần tăng F-Stop hoặc ISO lên 1 nấc thì GN sẽ tăng lên 1.41 lần.
Tốc độ đèn flash – Speedlight (Speedlite)
Là đèn chớp đồng bộ điện tử dùng cho các loại máy ảnh điện tử có khả năng lấy nét tự động. Ngoài các chức năng chung của đèn flash, đèn tốc độ còn có thêm bộ vi xử lý nhỏ (microcomputer) để tạo thêm nhiều chức năng khác có thể dùng chung với các ảnh DSLR hiện đại.
Cân bằng phủ sáng tự động E-TTL (I –TTL)
E-TTL (Evaluative Through The lens) hay I-TTL (Intelligent Through The Lens): ước lượng ánh sáng đèn qua ống kính. Hệ thống này không dùng bộ phận cảm biến flash sensor trên đèn để đo sáng mà nó dùng một nguồn sáng thứ cấp có công suất thấp và xung ngắn gọi là Pre-flash phát ra trước nguồn sáng chính, quang kế trên máy ảnh sẽ phân tích và tổng hợp giữa ánh sáng môi trường và ánh sáng do nguồn sáng thứ cấp này phát ra để quyết định công suất cho đèn.
Nói đơn giản hơn, đèn sẽ phát ra nguồn sáng “nháp” và máy ảnh dùng nguồn sáng này làm cơ sở quyết định công suất cho nguồn sáng chính. Quá trình đo sáng trong chế độ này tương tự chế độ đo sáng ma trận trên máy ảnh, nguồn sáng Pre-flash sẽ đánh sáng mọi vật thể trong khung ảnh, máy ghi nhận, phân tích và đưa ra kết quả về công suất để cân bằng phủ sáng cho đèn
Tốc độ ăn đèn Synchronized Flash Speed
Tốc độ ăn đèn là thời gian khi chủ thể nhận được ánh sáng từ đèn, khi cảm biến đã lộ sáng hoàn toàn cho đến lúc đèn ngừng phát sáng. Khi thiết kế đèn flash, các kỹ sư đã tính toán “thời điểm” đèn phát sáng tương thích với “thời điểm” màn trập đóng mở.
Maximun Flash Sync Shutter Speed
Tốc độ đóng màn trập tối đa đồng bộ với flash là tốc màn trập ở mức tốc độ cao nhất có thể để đồng bộ hoá với đèn flash. Đối với các máy ảnh DSLR hiện đại thường là 1/180s hoặc 1/250s.
Khoá thông số đèn FV lock
Hay còn gọi là FE Lock (Flash Exposure Lock là chế độ khoá thông số đèn để bố cục lại ảnh mà không làm thay đổi các thông số trên đèn.
Normal Sync – Đồng bộ đèn bình thường
Normal Sync là tốc độ ăn đèn bình thường, nó bao gồm từ tốc độ ăn đèn tối đa về tới tốc độ chậm nhất của máy ảnh, và B (là rất nhiều tốc độ).
Trong các DSLR luôn tồn tại 2 màn trập đóng và mở với thời gian chính xác. Khi nhấn nút chụp, màn trập thứ nhất sẽ mở để lộ cảm biến và sau đó màn trập thứ hai sẽ đóng lại kết thúc quá trình phơi sáng. Khoảng giữa thời gian “đóng và mở” gọi là thời gian phơi sáng có thể kéo dài tới 30s (hoặc lâu hơn) hoặc nhanh tới 1/8000s hoặc 1/10.000s tuỳ theo DSLR.
Khi đang ở chế độ Normal Sync. Với tốc độ chụp chuẩn, “màn trập thứ nhất mở, đèn flash nháy, màn trập đóng lại”. Khi vượt quá tốc độ ăn đèn tối đa, màn trập thứ nhất chưa mở ra toàn phần, thì màn trập thứ hai đã bắt đầu di chuyển, và khi màn trập thứ nhất vừa đến điểm cuối, thì flash nháy để ghi nhận nguồn sáng và màn trập thứ hai đóng lại, tạo thành “một khe lộ sáng” khoảng phơi sáng ở giữa hai màn trập. Đèn flash phát sáng trong quá trình đóng màn trập nhanh này không đủ thời gian để phơi sáng toàn bộ khung ảnh mà chỉ kịp đủ để rọi sáng một phần khung ảnh.