Để có thể chọn được máy rửa bát phù hợp với diện tích, không gian bếp và lắp đặt dễ dàng đòi hỏi phải tìm hiểu kích thước cụ thể của thiết bị. Hiện tại, máy rửa bát có 3 loại chính: Máy rửa bát độc lập, máy rửa bát để bàn và máy rửa bát âm tủ nên kích thước tiêu chuẩn của 3 loại máy này như sau.
Kích thước của máy rửa bát để bàn
Máy rửa bát để bàn hay còn gọi là máy rửa bát mini, loại máy rửa bát kích thước nhỏ nhất trong các loại là 450 x 550 x 500 (mm) (C x R x S). Với kích thước nhỏ nhắn này, sản phẩm sẽ thích hợp với những gia đình có ít thành viên khoảng 2 – 4 người, không gian phòng bếp nhỏ hẹp là lựa chọn hoàn hảo.
Chính kích thước nhỏ gọn của máy nên mọi người sẽ dễ dàng bố trí ở bất kỳ vị trí nào trong căn bếp của mình. Nhưng nhược điểm của máy rửa bát để bàn chính là kích thước nhỏ, nên diện tích khoang rửa cũng nhỏ nên thường dung tích rửa không được lớn khoảng 5 – 8 bộ bát đĩa Châu Âu, không thể rửa được xoong, nồi chảo.
Kích thước tiêu chuẩn máy rửa bát độc lập
Máy rửa bát độc lập là thiết bị được thiết kế với kiểu dáng to, chắc chắn phù hợp với những gia đình không thể lắp đặt máy ở tủ bếp, cũng như có thể lắp đặt linh động ở nhiều vị trí khác nhau như máy giặt, tủ lạnh.
Ưu điểm của máy rửa bát độc lập chính là dễ dàng lắp đặt, bạn có thể lắp ở bất kỳ vị trí nào tiện lợi nhất hoặc có thể lắp âm tủ. Ngoài ra, với kích thước lớn nên diện tích khoang chứa rộng rãi hơn, với 2 – 3 khoang rửa khác nhau. Đồng thời, dung tích rửa của máy cũng sẽ lớn hơn máy để bàn khi có thể rửa được từ 12 – 15 bộ bát đĩa Châu Âu, có thể rửa được xoong, nồi, chảo,… tiện lợi.
Nhược điểm chính là thiết kế máy càng to thì giá máy rửa bát sẽ càng đắt, tùy thuộc vào từng model của từng loại nhưng thường giá của chúng trên 10 triệu đồng.
Máy rửa bát kích thước tiêu chuẩn là: 850 x 600 x 600 (mm) (C x R x S).
Kích thước của máy rửa bát âm tủ
Kích thước máy rửa bát âm tủ tiêu chuẩn hiện nay là 820x600x600 (mm) (C x R x S). Về cơ bản thì đây cũng là máy rửa bát độc lập, nhưng khi lắp đặt âm tủ thì chiều cao sẽ giảm xuống để quá trình lắp đặt và sử dụng tiện lợi hơn.
Với thiết kế lắp đặt dạng âm tủ, nên thiết bị này rất phù hợp với những gia đình có thiết kế tủ bếp hiện đại. Khi lắp đặt sẽ giúp tiết kiệm diện tích tối đa mà vẫn nâng cao hiệu quả sử dụng, tạo điểm nhấn độc đáo cho không gian lắp đặt.
Ngoài ra, mọi người có thể lựa chọn hai dạng lắp đặt âm tủ đó chính là:
– Âm tủ bán phần: Ở dòng máy rửa bát này khi lắp đặt thì một mặt điều khiển sẽ nằm bên ngoài, phần cánh tủ sẽ được thiết kế theo thiết kế tủ của người dùng để tạo sự đồng bộ, có thể dùng ốp gỗ đồng màu hoặc lắp cánh inox của nhà sản xuất.
– Âm tủ toàn phần: Cách lắp đặt máy rửa bát này sẽ là toàn bộ máy sẽ nằm phía trong tủ, còn phần mặt điều khiển sẽ bố trí phía trên bề mặt cánh. Khi đóng cánh sẽ nằm phía trong tủ.
Với ưu điểm của máy rửa bát âm tủ chính là giúp tiết kiệm diện tích không gian. Nhưng nhược điểm của chúng là lắp đặt khá vất vả, cần phải đo đạc kỹ lưỡng tủ bếp thì mới tiến hành lắp đặt, cũng như khi hư hỏng hay chuyển nhà cũng sẽ khó khăn trong việc tháo gỡ.
Vậy nên, dựa vào những thông tin máy rửa bát kích thước tiêu chuẩn hiện nay sẽ giúp mọi người dễ dàng xác định được nhu cầu của gia đình mình để lựa chọn loại phù hợp. Nếu gia đình có diện tích nhỏ hẹp, ít thành viên thì nên chọn máy để bàn để tiết kiệm chi phí và diện tích. Ngược lại, nếu gia đình có đông thành viên, nhu cầu sử dụng lớn có thể chọn máy độc lập hoặc âm tủ sẽ có kích thước lớn hơn, đáp ứng được nhu cầu dùng hiệu quả hơn.