Máy in là thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt đối với các doanh nghiệp, cửa hàng, hay siêu thị…vậy trên thị trường hiện có những loại máy in nào? và nên chọn mua máy in nào tốt hơn? Cùng chúng tôi khám phá và cho mình câu trả lời.
1. Máy in kim
Máy in kim là loại máy in ra đời sớm, và là dòng máy có chi phí in ấn giá rẻ nhất. Lịch sử của máy in kim bắt đầu từ năm 1970 khi Maynard đưa ra chiếc máy in ma trận điểm đầu tiên.
Nguyên lý hoạt động của máy in kim tương tự máy đánh trữ với đầu in – các kim mực – sẽ đi qua băng mực và in các mẫu hình lên giấy.
Máy in kim phân chia ra làm 2 loại chính:
– Máy in kim ma trận theo hàng dọc: khi có tín hiệu in thì đầu kim sẽ di chuyển theo chiều ngang và kiểm soát lực đâm kim vào dãy mực cho thích hợp, từ đó tạo nên ký tự. Với máy in vó 9 kim thì chúng sẽ được xếp thành 1 cột, còn với 24 kim thì nó được xếp thành 2 cột, đương nhiên nhiều đầu kim hơn thì tốc độ in cũng nhanh hơn.
– Máy in kim theo ma trận dòng: sử dụng đầu búa được xếp thành hàng ngang và sử dụng nam châm vĩnh cửu để điều chỉnh sự di chuyển của những đầu búa này, từ đó giúp đầu búa chuyển động và đâm đến dãy băng mực in, tạo ra các điểm in trên giấy từ đó kết hợp thành ký tự hoặc hình in.
Ưu điểm của máy in kim là có giá rẻ, kết cấu đơn giản do đó khi hỏng hóc cũng dễ sửa chữa hơn.
Nhược điểm của máy in là tốc độ chậm và không in được những chi tiết có độ phân giải cao.
2. Máy in laser
Chiếc máy in laser đầu tiên ra đời từ năm 1963, bởi Gary Starkweather. Nguyên lý hoạt động của máy in laser như sau:
– Bộ phát laser là nhiệm vụ chỉ huy, đưa ra các tín hiệu in thông qua các tia laser. (nó được mã hóa dưới dạng 0 hoặc 1).
– Tia laser sẽ được quét lên trống cảm ứng từ thông qua gương đa giác. Ở những vị trí khác nhau thì tia laser sẽ có cường độ khác nhau,có điện trở khác nhau và diện tích khác nhau.
– Nếu vị trí tia laser chiếu đến (trên trống từ) có điện tích gần bằng 0 thì sẽ hút mực, còn những vị trí cao sẽ không hút mực (mực ở hộp mực đặt song song với trống từ).
– Tiếp đó, giấy in sẽ đi qua trống từ, và nội dung in sẽ được lưu lại trên giấy, giấy sau đó sẽ đi qua bộ phận sấy của máy với nhiệt độ cao và lực ép sẽ khiến mực dính chặt vào giấy.
Ưu điểm của máy in laser là cho tốc độ in cao hơn so với các dòng máy in khác (lên tới trên 200 trang in/phút), cùng với đó là có thể in được các chi tiết sắc nét hơn và có thể áp dụng cả in màu hoặc in đơn sắc.
Nhược điểm là có bộ phận sấy nên máy sẽ nóng hơn nếu làm việc liên tục và lâu, đồng thời cũng tốn điện hơn.
3. Máy in phun
Mặc dù được nhắc tới từ những năm 1867, nhưng mãi tới năm 1977, những máy in phun nhiệt đầu tiên mới chính thức trình làng.
Nguyên lý của máy in phun là sử dụng các đầu chứa mực (kích thước cực nhỏ), mực sẽ được phun ra các lỗ với tốc độ 5000 lần/giây, với áp lực lớn, mực sẽ được giữ chắc chắn trên giấy. Cùng với mật độ dày của các đầu phun, tạo điều kiện cho máy in phun có thể đạt độ phân giải tới hàng nghìn điểm ảnh trên mỗi inch vuông (dpi). Máy in phun cũng tạo điều kiện để có thể pha trộn các màu sắc một cách rực rỡ nhất. Do đó, phần lớn máy in phun trên thị trường hiện nay là máy in đa sắc, và có thể in đơn sắc.
Ngoài các loại máy in trên đây thì hiện còn có thêm dòng máy in 3D, sử dụng công nghệ đặc biệt để tạo những mô hình 3D. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực hoàn toàn khác nên trong khuôn khổ bài viết này không đề cập tới.
Hiện các thương hiệu máy in nổi tiếng trên thị trường có thể kể tới như máy in Canon, máy in Epson, máy in Brother, máy in HP, máy in Xerox, máy tin Ricoh…
Mong rằng với các thông tin trên đây, bạn đã hiểu hơn về các loại máy in có mặt trên thị trường hiện nay.