Khi tuổi tác ngày càng cao thì khả năng mắc nhiều loại bệnh cùng một lúc cũng theo đó mà tăng lên, vì thế mà trường hợp sử dụng nhiều loại thuốc điều trị có tác dụng phụ cũng trở nên thường gặp hơn ở người cao tuổi. Một đối tượng khác cũng dễ gặp phải nguy cơ nguy hiểm khi dùng thuốc là trẻ em với đề kháng yếu và thường mắc nhiều bệnh cùng lúc vào thời điểm giao mùa. Vậy nên, việc nắm rõ những loại thuốc và tác dụng phụ cũng như những cấm kị khi kết hợp các loại thuốc với nhau là điều mà bất kì ai đều nên biết :
Thuốc long đờm và thuốc nghẹt mũi
Sự kết hợp của hai loại thuốc này trong cùng một thời điểm sẽ là thảm họa bởi thuốc long đờm có tác dụng tăng tiết dịch nhờn thì thuốc nghẹt mũi lại có tác dụng làm co mạch, nhằm mục đích hạn chế sự tiết dịch trong mũi giúp người bệnh giảm các triệu chứng bệnh nhẹ hơn. Do vậy, nếu chỉ bị những bệnh nhẹ như cảm cúm, sổ mũi thôi mà bạn kết hợp sai các loại thuốc với nhau thì có thể dẫn đến những biến chứng gây hại cho cơ thể.
Truyền đạm và dùng thuốc kháng sinh
Nguyên tắc phối thuốc kháng sinh có chỉ ra không được kết hợp với đạm. Bởi vì khi sử dụng đạm trong khi đang uống thuốc kháng sinh, cơ thể sẽ nhận được quá nhiều đạm, làm tăng chất gắn kết thuốc, đồng nghĩa với việc giảm khả năng hấp thu của thuốc nên ảnh hưởng đến hoạt tính điều trị.
Ketoconazol và thuốc chống dị ứng
Tuy không phổ biến nhưng có những loại thuốc chống dị ứng chứa thành phần terfenadin và astemizol vẫn tồn tại trên thị trường Dược phẩm Việt Nam hiện nay. Những chất này thậm chí bị cho là chất cấm vì để lại những tác dụng ngoại ý nghiêm trọng. Tuy nhiên, do tác dụng chống dị ứng tốt nên nó vẫn được bán nhiều, nhất là vào dịp lễ tết vì thời điểm này số ca bị dị ứng do phấn hoa, thức ăn, thời tiết tăng cao đột biến.
Tuy nhiên, nếu chẳng may đang sử dụng thuốc chống dị ứng chứa thành phần nói trên thì tuyệt đối đừng động đến thuốc ketoconazol, ngay cả khi bạn đang điều trị nấm. Bởi lẽ ketoconazol sẽ khiến nồng độ thuốc chống dị ứng trong máu tăng quá cao so với bình thường, có thể lên đến 90%. Điều này tưởng tốt nhưng ngược lại, nồng độ của hai thuốc chống dị ứng này trong máu cao sẽ gây ra hiện tượng xoắn đỉnh, rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Vitamin K, thuốc chống đông
Vitamin K là một yếu tố quan trọng, góp phần hình thành nên sự đông máu. Và do đó, không được dùng cùng lúc với thuốc chống đông máu. Vì vậy, những người mắc bệnh về máu và cần sử dụng thuốc chống đông máu trong thời gian dài và liên tục, chẳng hạn như bệnh nhân bị đột quỵ não nhồi máu cơ tim, đột quỵ não thể nhồi máu, bệnh nhân ghép tạng,… thì tuyệt đối không được sử dụng vitamin K hoặc những thực phẩm chứa nhiều chất này.
Thuốc ức chế mật và vitamin D
Sở dĩ nói vitamin D và thuốc ức chế mật là những loại thuốc không thể dùng cùng lúc bởi vì vitamin có thể tan trong dầu mà mật lại hòa tan được dầu. Do đó, khi dùng thuốc ức chế mật nghĩa là khi không có mật sẽ không thể có vitamin D trong cơ thể.
Vì lẽ đó, nếu đang uống vitamin D thì không được dùng thuốc chống tiết mật hoặc nếu bắt buộc phải dùng thuốc ức chế mật thì dừng việc bổ sung vitamin D ngay. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế tối đa những thực phẩm giàu vitamin D nếu đang dùng thuốc này để điều trị bệnh.
Sắt và tiết niệu
Khi bổ sung sắt vào cơ thể sẽ giúp ngăn chặn được tình trạng thiếu máu nhưng nếu đang bị bệnh đường tiết niệu, nghĩa là đang cần sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn mà uống sắt vào thì thuốc sắt sẽ phá hủy cơ chế hoạt động của thuốc kháng sinh tạo nên một nhóm đối kháng, không thể dùng cùng nhau.
Nguyên nhân dẫn đến phản ứng tương tác trên rất đơn giản, là vì sắt khiến thuốc kết tủa, làm giảm sự hấp thu của thuốc, thậm chí có thể làm giảm ⅓ khả năng hấp thuốc khi dùng ở liều cao. Như vậy, khi nồng độ thuốc kháng sinh không đủ thì chắc chắn tác dụng kháng khuẩn của nó sẽ mất đi. Vì vậy, nếu đang điều trị tiết niệu thì không uống sắt và ngược lại nếu đang trị thiếu máu thì không dùng thuốc điều trị tiết niệu, hãy ưu tiên bệnh nào cần điều trị trước và chỉ dùng một loại duy nhất.
Canxi và thuốc kháng sinh tả
Canxi có vai trò giúp xương chắc, khỏe mạnh và thường được sử dụng như chất bổ sung cho trẻ em. Khi mắc bệnh tả, chúng ta cần sử dụng thuốc kháng sinh tả, thông dụng nhất là là tetracyclin. Tuy nhiên canxi và chất này không thể như những người bạn với nhau.
Vì canxi khiến thuốc kết tủa, tạo thành một chất tương tự như kiểu kết hợp giữa thuốc với kim loại, từ đó thuốc khó được hấp thu vào cơ thể do khó hòa tan. Hậu quả là các triệu chứng của bệnh tả thêm trầm trọng và kéo dài. Vì vậy, trong những trường hợp bị tiêu chảy cấp do rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thực phẩm và đang uống tetracyclin thì hãy dừng chất bổ sung canxi hay những thực phẩm giàu canxi.
Canxi và thuốc hạ huyết áp
Canxi không chỉ có tác dụng tốt với xương mà nó còn là thành tố có vai trò quan trọng trong việc co cơ trơn thành mạch và làm tăng huyết áp. Thế nhưng, nếu đang dùng thuốc điều trị huyết áp, hoạt động theo cơ chế chống chẹn canxi, ngăn không cho canxi vào hệ thống cơ trơn thành mạch, giảm sự co thắt mạch từ đó giúp hạ được huyết áp.
Vì vậy nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc để điều trị huyết áp dạng chẹn canxi thì đừng ham hố dùng chất bổ sung canxi. Nói chung, không dùng đồng thời là cách tốt nhất. Trường hợp không thể dừng việc điều trị huyết áp và cũng bắt buộc phải dùng canxi thì nên chọn những loại hạ huyết áp khác như nhóm thuốc chẹn Beta đồng thời giảm viên uống canxi xuống.
Thuốc chẹn beta và thuốc chống hen
Cũng là một cặp thuốc có tác dụng đối ngược, thuốc chẹn benta có tác dụng tăng huyết áp để điều trị rối loạn nhịp tim, tác dụng phụ của thuốc này sẽ gây nên sự phản ứng với loại thuốc chống hen có tác dụng vào cơ trơn làm thông thoáng đường thở. Như vậy, hai loại thuốc này sẽ không thể dùng cùng lúc nếu bạn vừa muốn trị bệnh tim và bệnh hen, cách tốt hơn là dùng thuốc chẹn canxi thay thế cho thuốc chẹn beta trong trường hợp này.