Một chiếc máy ảnh tốt không nhất thiết phải là chiếc máy ảnh đắt tiền. Bạn thích một chiếc DSLR mạnh mẽ với ưu điểm là hệ thống ống kính và phụ tùng vượt trội nhưng nó lại to, nặng và bất tiện thì bạn không thể coi nó là một chiếc máy ảnh tốt được.
Có người muốn chiếc máy ảnh của họ là sự tổng hòa của 2 yếu tố: chất lượng tốt và giá cả hợp lý, đó có thể là một chiếc DSLR hoặc máy ảnh không gương lật – cả 2 đều có ống kính hoán đổi; có người sẽ thích một chiếc compact hàng đầu với các nút điều khiển của một chiếc SLR kỹ thuật số và một thân máy nhỏ gọn; hoặc họ thích một chiếc máy ảnh cầu nối long zoom với khả năng chụp bất cứ đối tượng nào dưới ánh sáng mặt trời.
Và sự thật là đối với đa số chúng ta máy ảnh chỉ là một công cụ, miễn là chất lượng ảnh tốt, máy dễ sử dụng, giá cả hợp lý và hoạt động tốt. Vì vậy nên chúng tôi chọn ra ở đây 10 chiếc máy ảnh tốt nhất dành cho bạn, chúng tôi cũng sẽ nói rõ ưu và nhược điểm của từng sản phẩm để bạn lựa chọn cho mình một chiếc máy ảnh phù hợp.
Chiếc DSLR hàng đầu về chất lượng, phù hợp với các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.
Loại: DSLR
Cảm biến: full frame, 36,3 MP
Len: Nikon FX (hỗ trợ DX trong chế độ Crop)
Màn hình: 3,2 inch, 1.229 chấm
Kính ngắm: Quang học
Chụp nhanh: 5 fps
Quay video: 1080
Đối tượng sử dụng: Chuyên nghiệp
Giá: 65 triệu VNĐ
Ưu – nhược điểm:
+ Cảm biến full frame
+ độ phân giải siêu cao 36 MP
+ Lớn và đắt tiền
+ Chụp nhanh chỉ 5 fps
Nikon D810 sở hữu cảm biến full frame độ phân giải siêu cao và một mức giá khá hợp lý đối với một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp. Thực tế thì các nhiếp ảnh gia giàu có cũng đã phải tích cóp tiền để mua nó. D810 không có bộ lọc khử răng cưa ở phía trước cảm biến để tạo ra các chi tiết ảnh đẹp và sắc nét hơn. Nikon D810 là một chiếc DSLR cổ điển cho phép người chụp nhìn cảnh qua gương (có thể bật lên được khi phơi sáng) và một kính ngắm quang học. Máy sở hữu ống kính và các loại phụ kiện phù hợp cho cả các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và không chuyên.
Canon EOS 7D Mark II
Hiệu suất chụp “pro”, chụp action hoàn hảo.
Loại: DSLR
Cảm biến: APS-C, 20,2 MP
Len: Canon EF-S, EF
Màn hình: 3 inch, 1040k chấm
Kính ngắm: Quang học
Chụp nhanh: 10 fps
Quay video: 1080
Đối tượng sử dụng: Chuyên nghiệp/Bán chuyên
Giá: 32,6 triệu VNĐ
Ưu – nhược điểm:
+ Chụp nhanh 10 fps
+ Hệ thống lấy nét Hybrid tinh vi
+ Màn hình (không khớp nối) cố định
+ Giá hơi cao so với một chiếc DSLR cảm biến APS-C
Một trong những lý do Nikon D810 đắt đến như vậy là do cảm biến full frame của máy. Hầu hết các máy DSLR chuyên nghiệp sử dụng cảm biến APS-C nhỏ hơn để mang đến chất lượng tốt với mức giá phải chăng. Cảm biến của máy là cảm biến của Canon EOS 7D Mark II – thích hợp để chụp ảnh thể thao, hành động và thiên nhiên hoang dã, đây đều là các kiểu chụp đòi hỏi tốc độ và phản ứng nhanh nhạy. Nikon D810 là chiếc DSLR chuyên nghiệp đầu tiên chụp nhanh ở tốc độ 10 fps, tốc độ của nó không kém các máy DSLR khác như Canon 1D X và Nikon D4s nhưng nó lại có giá thành thấp hơn.
Fuji X-T1
Một chiếc máy ảnh không gương lật mang vẻ ngoài và hiệu suất hoạt động như một chiếc DSLR.
Loại: Không gương lật
Cảm biến: APS-C, 16,3 MP
Len: Fuji X-mount
Màn hình: 3 inch, nghiêng, 1040k chấm
Kính ngắm: Điện tử
Chụp nhanh: 8 fps
Quay video: 1080
Đối tượng sử dụng: Chuyên nghiệp/Bán chuyên
Giá: 25 triệu VNĐ
Ưu – nhược điểm:
+ Nút điều khiển cổ điển
+ Chất lượng hình ảnh và màu sắc tuyệt đẹp
+ 16 MP chưa phải là độ phân giải cao nhất
+ Phạm vi ống kính đang được mở rộng
Các máy ảnh không gương lật (hay còn gọi là hệ thống máy ảnh nhỏ gọn) đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Chúng sở hữu ống kính hoán đổi giống như dòng DSLR nhưng thay vì sử dụng gương và kính ngắm quang học chúng hiển thị hình ảnh trực tiếp qua màn hình LCD hoặc kính ngắm điện tử (nếu có). Fuji X-T1 là một chiếc máy ảnh không gương lật đang rất được yêu thích hiện nay. Nó có vẻ ngoài và hiệu suất hoạt động của một chiếc SLR cổ điển dùng phim 35 mm. Cảm biến X-Trans xuất sắc của Fuji mang đến cho người dùng những bức ảnh có màu sắc sống động như phim và độ chi tiết cao.
Panasonic FZ1000
Chiếc máy ảnh cầu nối chất lượng cực tốt dành cho các nhiếp ảnh gia.
Loại: Cầu nối
Cảm biến: 1 inch, 20,1 MP
Len: 25-400 mm, f/2,8-4,0
Màn hình: 3 inch, khớp nối, 921k chấm
Kính ngắm: Điện tử
Chụp nhanh: 12 fps
Quay video: 4K
Đối tượng sử dụng: Bán chuyên nghiệp
Giá: 17,4 triệu VNĐ
Ưu – nhược điểm:
+ Cảm biến 1 inch
+ Len chất lượng cực tốt
+ Lớn, nặng và giá thành cao
+ Không sở hữu dải zoom dài nhất
Xét về mặt công nghệ thì máy ảnh cầu nối chính là máy ảnh compact. Tuy nhiên chúng không hoàn toàn là máy ảnh compact – chúng sở hữu len cố định, không hoán đổi. Ưu điểm nổi bật của các máy ảnh cầu nối là len của chúng có dải zoom cực lớn vậy nên chúng có thể chụp tất cả các đối tượng. Nhược điểm của chúng là cảm biến 1/2,3 inch tí hon của chúng, tuy nhiên chiếc Panasonic FZ1000 lại là ngoại lệ. Nó có cảm biến 1 inch lớn hơn so với kích thước tiêu chuẩn, nó đã có một bước tiến đáng kể để cải thiện hiệu suất chụp thiếu sáng và chất lượng hình ảnh. Các máy ảnh cầu nối khác có dải zoom dài hơn FZ1000 nhưng FZ1000 lại sở hữu dải zoom hỗn hợp và chất lượng hình ảnh cực đẹp.
Panasonic LX100
Một chiếc máy ảnh bỏ túi sở hữu cảm biến lớn đáng ngạc nhiên và hệ thống điều khiển cổ điển.
Loại: compact cao cấp
Cảm biến: Micro Four Thirds, 12,8MP
Len: 24-75mm, f/1,7-2,8
Màn hình: 3 inch, 921k chấm
Kính ngắm: Điện tử
Chụp nhanh: 11 fps
Quay video: 4K
Đối tượng sử dụng: Chuyên nghiệp
Giá: 17,4 triệu VNĐ
Ưu – nhược điểm:
+ Cảm biến Micro Four Thirds
+ Điều khiển bằng tay cổ điển
+ 12 MP không phải độ phân giải cao nhất
+ Chỉ bỏ vừa túi
LX100 là chiếc compact thuộc chủng loại khác. Nó được thiết kế dành cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp ưa thích bảng điều khiển bằng tay và các tính năng của một chiếc SLR hoặc hệ thống máy ảnh nhỏ gọn nhưng lại muốn nó có thể bỏ vừa túi áo khoác. Điều này có nghĩa là các hãng máy ảnh sẽ phải sử dụng cảm biến nhỏ và giảm bớt chất lượng ảnh, tuy nhiên Panasonic đã tìm ra giải pháp tối ưu, họ đưa cảm biến Micro Four Thirds vào chiếc LX100 và giờ nó đã có kích thước cảm biến tương đương dòng không gương lật của Panasonic và Olympus. Máy sở hữu zoom 4x siêu lớn và khẩu độ tối đa f1/7-2,8 siêu nhanh, kết hợp thêm với cảm biến lớn, máy thích hợp để chụp thiếu sáng và sáng tạo với các hiệu ứng trường ảnh. Chiếc máy ảnh không hề rẻ nhưng có chất lượng xuất sắc.
Olympus OM-D E-M10
Một chiếc máy ảnh không gương lật siêu nhỏ mang hơi hướng của một chiếc DSLR.
Loại: Không gương lật
Cảm biến: Micro Four Thirds, 16,1MP
Len: Micro Four Thirds
Màn hình: 3 inch, nghiêng, 1037k chấm
Kính ngắm: Điện tử
Chụp nhanh: 8 fps
Đối tượng sử dụng: Bán chuyên nghiệp
Giá: 9,8 triệu VNĐ
Ưu – nhược điểm:
+ Thân máy kim loại siêu nhỏ gọn
+ Thiết kế theo phong cách DSLR cổ điển
+ Cảm biến nhỏ hơn đối thủ APS-C
+ Lấy nét chậm khi chụp thiếu sáng
Nếu bạn thích kích thước của chiếc Panasonic LX100 nhưng lại không ưa len cố định của nó thì chiếc Olympus OM-D E-M10 là sự thay thế hoàn hảo cho nó. Chiếc máy ảnh này lớn hơn LX100 một chút (nó gần như là một chiếc máy ảnh bỏ túi), nó nhỏ hơn bất cứ chiếc DSLR nào (và nhiều máy ảnh compact khác nữa). Máy sở hữu ống kính hoán đổi, kính ngắm điện tử siêu tốt, nó mang hơi hướng của một chiếc SLR 35 mm OM cổ điển. Cả Olympus và Panasonic đều sử dụng cảm biến Micro Four Thirds cho dòng không gương lật của họ. Loại cảm biến này nhỏ hơn một chút so với cảm biến APS-C nhưng chúng lại có chất lượng tốt và thiết kế siêu nhỏ gọn.
Nikon D3300
Giá thành phải chăng, dễ sử dụng – một chiếc DSLR starter hoàn hảo.
Loại: DSLR
Cảm biến: DX (APS-C), 24,2 MP
Len: Nikon DX, FX
Màn hình: 3 inch, 921k chấm
Kính ngắm: Quang học
Chụp nhanh: 5 fps
Quay video: 1080
Đối tượng sử dụng: Không chuyên/bán chuyên
Giá: 7,2 triệu VNĐ
Ưu – nhược điểm:
+ Cảm biến 24 MP siêu tốt
+ Chất lượng xứng đáng với giá tiền
+ Bảng điều khiển bên ngoài sơ sài
+ Màn hình cố định
D3300 là chiếc SLR kỹ thuật số entry level của Nikon nên hẳn bạn sẽ nghĩ nó dành cho các nhiếp ảnh gia mới vào nghề. Không hẳn vậy đâu. Đúng là máy sở hữu hệ thống điều khiển dành cho các “tân binh” nhưng ngoài ra nó còn có menun và các nút tương tác trên màn hình cùng với cảm biến APS-C tốt nhất trên thị trường dù mức giá của nó khá rẻ. Cảm biến CMOS 24 megapixel của Nikon không có bộ lọc khử răng cưa nên nó tạo ra được các bức ảnh có chi tiết đẹp hơn hẳn so với các máy full frame khác trên thị trường. D3300 có vẻ ngoài đơn giản nhưng nó lại là một chiếc máy ảnh tuyệt vời, rất xứng đáng với số tiền mà bạn bỏ ra để mua nó.
Panasonic TZ70/ZS50
Chiếc máy ảnh du lịch hoàn hảo, nhỏ nhưng vô cùng linh hoạt với zoom lớn.
Loại: compact du lịch
Cảm biến: 1/2,3 inch, 12,1 MP
Len: 24-720mm, f/3,3-6,4
Màn hình: 3 inch, 1040K chấm
Kính ngắm: Điện tử
Chụp nhanh: 10 fps
Quay video: 1080
Đối tượng sử dụng: Không chuyên/Bán chuyên
Giá: 10 triệu VNĐ
Ưu – nhược điểm:
+ Dải zoom 30x
+ Điều khiển bằng tay và file ảnh định dạng Raw
+ Cảm biến nhỏ hạn chế chất lượng ảnh
+ Màn hình cảm ứng đẹp
Mặc dù cảm biến của máy nhỏ nhưng TZ70 lại có chất lượng ảnh cực tốt và rất nhiều tính năng ưu việt. Panasonic TZ70 (ở Mỹ là ZS50) sở hữu dải zoom 30x siêu lớn giúp bạn có thể chụp được một khu chợ vừa đông đúc vừa chật hẹp chỉ trong 1 phút và chuyển sang cảnh khác. Cảm biến nhỏ hạn chế chất lượng tối đa của ảnh nhưng vẫn cho ra những bức ảnh khá đep. TZ70 còn có kính ngắm để bạn sử dụng nếu bạn không thích độ lóa sáng của màn hình LCD.
Canon D30
Chiếc máy ảnh là sự thay thế hoàn hảo cho một chiếc máy ảnh du lịch – Nó sẽ đồng hành cùng bạn tới bất cứ nơi nào bạn muốn.
Loại: compact chống thấm nước
Cảm biến: 1/2,3 inch, 12,1 MP
Len: 28-140mm, f/3,9-4,8
Màn hình: 3 inch, 461K chấm
Kính ngắm: Không
Chụp nhanh: 1,9 fps
Quay video: 1080
Đối tượng sử dụng: Không chuyên
Giá: 5,4 triệu VNĐ
Ưu – nhược điểm:
+ Siêu bền, có thể đi bất cứ đâu
+ GPS tích hợp
+ Một vài sản phẩm đối thủ cũng có tính năng chống va đập
Nếu bạn muốn kỳ nghỉ thêm một chút mạo hiểm hay muốn dành thời gian ra biển thay vì ở thành phố ngột ngạt thì một chiếc compact chống thấm nước là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Canon PowerShot D30 chống thấm nước ở độ sâu 25 m – độ sâu mà không phải chiếc máy ảnh chống thấm nước nào cũng đạt tới được. Máy ảnh cũng chống va đập từ độ cao 2 m, chống đông ở nhiệt độ dưới – 10 độ C và chống bám bụi. Tại sao lại mua một chiếc compact chống thấm nước thông thường khi mà bạn chỉ cần chi thêm một khoản tiền nhỏ và có được một chiếc máy ảnh chống chọi được mọi điều kiện khó khăn? Chiếc D30 này thậm chí còn có cả GPS tích hợp vì vậy ảnh chụp của bạn luôn được đính kèm vị trí của chúng.
Chiếc máy ảnh point and shoot giá rẻ với kiểu dáng thanh lịch.
Loại: point and shoot compact
Cảm biến: 1/3 inch, 20,1 MP
Len: 26-130mm, f/3,2-6,4
Màn hình: 2,7 inch, 230k chấm
Kính ngắm: Không
Chụp nhanh: 0,5 fps
Quay video: 720
Đối tượng sử dụng: Không chuyên
Giá: 2,3 triệu VNĐ
Ưu – nhược điểm:
+ Giá rẻ và dễ sử dụng
+ Zoom 5x và smart finish
+ Chất lượng hình ảnh trung bình
+ Chế độ chụp nhanh hơi chậm
Cuối cùng, nếu bạn muốn một chiếc máy ảnh tốt với mức tiền tối thiểu, bạn nên chọn Sony W800. Nếu bạn là người kén chọn chắc hẳn bạn sẽ tìm ra vô số chỗ để chê ở chiếc P&S này, từ cảm biến nhỏ và chất lượng hình ảnh bình thường cho tới thân máy bằng nhựa và nút điều khiển thô sơ. Tuy nhiên chiếc W800 chụp nhanh hoàn hảo mà không cần bất cứ công nghệ nào hỗ trợ và nó có vẻ đẹp sang trọng dù rằng giá của nó không hề cao. Máy sở hữu zoom 5x và chất lượng video HD tiêu chuẩn. W800 có trọng lượng chỉ 109g, bạn có thể thoải mái thả nó vào túi áo phông hoặc túi quần.
Hồng Ngọc
Theo Techradar
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam