Chụp ảnh đêm thường là thách thức đối với các nhiếp ảnh gia, đặc biệt là khi họ sử dụng một chiếc P&S. Nhưng cảnh đêm lại tạo ra những bức ảnh long lanh nhất. Ánh đèn thành phố sẽ tạo nên một bức tranh lung linh huyền ảo nếu bạn điều chỉnh khẩu độ chuẩn. Chụp pháo hoa ban đêm cũng là một trải nghiệm thú vị nhưng máy ảnh của bạn cần mở màn chập lâu hơn. Chụp lại những khoảnh khắc tiệc tùng thâu đêm của bạn bè thì bạn lại cần máy ảnh có flash tốt.
Sử dụng đúng loại máy ảnh và chụp đúng kỹ thuật sẽ bạn có những bức ảnh đêm tuyệt đẹp. Hãy thử dùng các bí quyết dưới đây để chụp được những shot hình đêm long lanh nhé.
Sử dụng chân máy
Chụp hình đêm đồng nghĩa với việc bạn phải chụp với tốc độ chậm hơn để nhiều ánh sáng đến được cảm biến hơn. Khi chụp ban đêm, máy sẽ dễ bị rung và tạo ra những bức ảnh mờ mịt. Chân máy sẽ giúp máy ảnh luôn luôn đứng vững.
Dùng điều khiển chụp ảnh từ xa
Để tránh tình trạng rung máy làm cho ảnh không được sắc nét như mong muốn, bạn hãy sử dụng chân máy cùng với điều khiển chụp ảnh từ xa hoặc chế độ chụp hẹn giờ của máy để chụp ảnh. Khi chụp với tốc độ chập hơn, chỉ cần bạn ấn nút màn chập cũng đủ làm rung máy và dẫn đến hậu quả ảnh sẽ bị mờ.
Đặt máy ảnh ở mặt phẳng chắc chắn
Thay vì cầm máy ảnh trên tay, bạn hãy thử đặt máy trên một mặt phẳng cố định như trên bàn hoặc trên bờ tường chẳng hạn. Chân máy là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn nhưng nếu bạn không có chân máy ở đó thì một mặt phẳng vững chắc cũng sẽ mang lại cho bạn một kết quả mĩ mãn đó.
Chính bạn phải đứng vững
Nếu bạn bắt buộc phải cầm máy trên tay thì hãy dựa vào tường hoặc khung cửa để giữ cơ thể vững chắc nhất có thể. Việc này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng rung máy. Ngoài ra, giữ máy ảnh gần bạn với khoảng cách một cánh tay cũng sẽ giúp bạn thăng bằng.
Không có chân máy? Hãy tăng tốc độ chụp
Khi chụp tự động, máy sẽ tự chọn tốc độ chụp giúp bạn, nó sẽ chọn tốc độ chậm cho chụp ảnh đêm. Và nó sẽ trở thành rắc rối cho bạn nếu bạn không có sẵn chân máy ở đó. Tuy nhiên bạn có thể điều chỉnh bằng tay để tăng tốc độ chụp lên một chút, việc này sẽ giúp giảm độ mờ của ảnh mà không cần “hi sinh” quá nhiều ánh sáng để vào được cảm biến.
Sử dụng vùng ảnh mờ
Khi chụp ảnh tĩnh ban đêm, bạn cần thời gian chụp dài hơn và bạn nên để các vật thể xung quanh đối tượng chụp mờ ảo một chút. Kỹ thuật này sẽ giúp đối tượng chụp trở nên nổi bật bởi vì nó được lấy nét cực sắc so với phần còn lại của toàn bộ bức ảnh.
Sử dụng bất cứ cái gì có sẵn
Chụp hình ban đêm sẽ tạo cho bạn các góc sáng và phản xạ ánh sáng cực độc đáo, vậy nên hãy tận dụng chúng. Ví dụ, bạn chụp với một góc dốc hướng lên sẽ tạo ra những bức ảnh rất thú vị, hoặc bạn hãy chụp cảnh đêm ở nơi có nước, nó sẽ tạo nên phản xạ ánh sáng và các hiệu ứng cực đẹp.
Tự tạo ánh sáng
Nếu bạn có sẵn hệ thống đèn chiếu sáng bên ngoài, hãy sử dụng chúng để trợ giúp bạn chụp hình đêm. Chỉ một tia sáng tập trung đúng chỗ sẽ giúp đối tượng chụp của bạn nổi bật trong bóng tối. Ảnh chụp cận cảnh cũng sẽ có chất lượng tốt hơn nếu ảnh được cung cấp đầy đủ ánh sáng.
Thử nhiều cài đặt
Thậm chí khi bạn sử dụng các công nghệ và thiết bị tối tân nhất, chụp hình đêm vẫn là một trường hợp “khó xơi”. Để tăng thêm cơ hội có được ảnh đẹp, hãy chụp thật nhiều ảnh cho mỗi đối tượng chụp và sử dụng thật nhiều cài đặt khác nhau.
Thời gian chụp dài
Một lỗi phổ biến mà các nhiếp ảnh gia hay mắc phải khi chụp hình đêm (đặc biệt là chụp cảnh thành phố) đó là họ để tốc độ chụp quá nhanh. Để màn chập mở khoảng 10, 20 thậm chí 30 giây sẽ tạo ra nên một bức ảnh cảnh quan thành phố tuyệt đẹp. Tuy nhiên, chân máy là yêu cầu hàng đầu đối với kiểu chụp này.
Hãy “mở to mắt” trong đêm và tìm kiếm những điều thú vị cho mình. Một vài cảnh hoặc vật mang vẻ nhàm chán vào ban ngày nhưng lại trở nên cực kỳ thú vị vào ban đêm đó. Hi vọng bạn sẽ thành công trong nghệ thuật chụp đêm với những bí quyết tôi vừa chia sẻ ở trên.
Hồng Ngọc
Theo Camerasabout
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam