1. Cơm nấu thường xuyên bị sống, nát, cháy bất thường
Cơm sống có thể do nguyên nhân điện không vào, nồi cơm bị nhảy sớm hoặc không nhảy gây nát hoặc cháy cơm bất thường…. tất cả các biểu hiện trên đều cho thấy bộ phận rơ le của nồi đã bị kém nhạy hoặc bị hỏng.
Rơ le là bộ phận giúp cho nồi cơm điện chuyển từ nút “Cook” lên nút “Warm” đúng lúc. Độ nhạy của rơ le sẽ quyết định việc nồi cơm có nhảy đúng lúc hay không. Nồi cơm sử dụng càng lâu thì độ nhạy của rơ le cũng sẽ càng giảm đi. Nếu như nồi cơm nhảy sớm hoặc không nhảy thì rất có thể là do rơ le đã sử dụng quá lâu nên gặp vấn đề. Đây là dấu hiệu báo trước cho bạn biết đã tới lúc phải thay nồi cơm điện mới rồi.
2. Lòng nồi bị biến dạng, bong tróc lớp chống dính
Hiện nay trên thị trường đa phần nồi cơm điện sử dụng lòng nồi chống dính khá là nhiều tuy nhiên cái gì cũng có hạn sử dụng của nó, sau thời hạn bảo hành của hãng là 1 năm hay 2 năm, lớp chống dính sẽ có thể bị bong tróc và quay lại gây hại cho sức khỏe các thành viên gia đình bạn. Vậy nên khi phát hiện ra nồi cơm điện có vết trầy xước, lòng nồi có hiện tượng bong tróc lớp chống dính thì bạn cần thay thế sang một chiếc nồi mới ngay.
Nồi bị va đập rơi nhiều dễ bị biến dạng lòng nồi, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các vết trầy xước và bong tróc lớp chống dính như đã mô tả phía bên trên.
3. Nhu cầu sử dụng dung tích nồi tăng lên hoặc giảm đi
Tức là nồi cơm điện nhà bạn trong trường hợp này chả bị làm sao cả mà đơn giản chỉ là nhà bạn có thêm thành viên mới hoặc các con đi lấy vợ lấy chồng hết thì nhu cầu sử dụng dung tích nồi sẽ lớn hoặc nhỏ và vô hình chung là chiếc nồi cơm điện cũ còn tốt nhưng đã không phù hợp với hoàn cảnh nữa rồi và đó là lúc bạn cần mua một chiếc nồi cơm điện mới.
Trên đây là 3 dấu hiệu giúp bạn nhận biết thời điểm thích hợp để thay nồi cơm điện mới cho gia đình. Để đảm bảo an toàn cho người dùng và sử dụng nồi cơm điện bền lâu với thời gian bạn sẽ cần lưu ý những điều sau:
- Không sử dụng quá nhiều thiết bị điện chung 1 ổ cắm, áp dụng cả với nồi cơm điện.
- Đặt nồi cơm ở vị trí chắc chắn, khô thoáng và an toàn, xa tầm với trẻ nhỏ.
- Không vo gạo trực tiếp trong lòng nồi, không tác động dụng cụ sắc nhọn hay búi chà kim loại lên mặt chống dính của lòng nồi, các hành động này sẽ làm hỏng lớp chống dính.
- Tránh để rơi hay va chạm mạnh với lòng nồi dễ gây móp méo, cong vênh.
- Không dùng lòng nồi nấu trên các loại bếp khác, sẽ gây hư hại.
- Nếu nồi cơm không có chế độ nấu các món như làm bánh, kho hay nấu soup… thì bạn không nên tận dụng nồi để nấu vì thức ăn sẽ phản ứng với lòng nồi, gây hư hại nồi.
- Bảo vệ mâm nhiệt và rờ le nhiệt
- Lau khô đáy nồi trước khi nấu, tránh làm hư mâm nhiệt.
- Đặt lòng nồi vào nồi nấu bằng 2 tay để lòng nồi tiếp xúc đều với mâm nhiệt.
- Hạn chế việc nhấn nút “cook” nhiều lần sẽ làm lờn rờ le nhiệt.
- Không nên để nồi ở chế độ hâm nóng cả ngày.
- Vệ sinh đúng cách: dùng khăn mềm vệ sinh vỏ nồi và bên trong; dùng miếng cọ rửa mềm vệ sinh lòng nồi tránh gây trầy xước. Lưu ý vệ sinh cả nắp trong, van thoát hơi, khay hứng nước thừa và dây dẫn điện của nồi cơm điện.
Nên chọn mua nồi cơm điện tử, nồi cơm điện cao tần hay nồi cơm điện nắp gài, nắp rời thì tốt ?