3 lưu ý khi sử dụng máy đo huyết áp điện tử

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Dưới đây là những lưu ý giúp bạn có được kết quả đo huyết áp chính xác nhất từ máy đo huyết áp điện tử

Máy đo huyết áp điện tử là một trong những thiết bị hữu hiệu được sử dụng phổ biến tại nhiều gia đình giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe của các thành viên trong gia đình

Mặc dù vậy, việc sử dụng máy đo huyết áp như thế nào cho có kết quả đúng thì không nhiều người nắm bắt được, đặc biệt là những người mới sử dụng máy đo huyết áp.

Chính vì thế, hôm nay Websosanh sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng máy đo huyết áp sao cho có hiệu quả nhất.

Cách đo máy huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử

Trước khi đo huyết áp bằng máy đo huyết áp điện tử, bạn cần phải nằm nghỉ 5 phút trước khi đo huyết áp để tránh tác động của việc hoạt động khiến huyết áp không ở trạng thái thông thường.

Với từng loại máy đo huyết áp, bạn sẽ có những cách đo huyết áp khác nhau để có được kết quả chính xác nhất:

Tư thế đo huyết áp cổ tay

Tư thế đo huyết áp cổ tay

Máy đo huyết áp cổ tay: Ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà, tay để chéo ngang ngực như hình trên và đeo băng quấn bao trọn cổ tay. Có loại máy sẽ tự động bơm hơi,; nhưng có loại máy bạn cần dùng bóng hơi để bơm hơi. Tùy từng loại mà bạn có thể cho mình những cách xử lý khác nhau. Tiếp đó giữ ổn định để máy đo huyết áp.

Tư thế đo huyết áp bắp tay

Tư thế đo huyết áp bắp tay

Máy đo huyết áp bắp tay: Ngồi thẳng lưng, chân đặt song song trên sàn nhà. Băng quấn túi hơi nằm vùng trên khuỷu tay, ngang với tim. Dây đo ống nghe đặt lên động mạch cánh tayb (nếu có). Các bước tiếp theo làm tương tự máy đo huyết áp cổ tay.

Cách đọc kết quả trên máy đo huyết áp điện tử

Từ trên xuống dưới: Huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu, nhịp tim

Từ trên xuống dưới: Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, nhịp tim

Thông thường trên mặt hiển thị của máy đo huyết áp điện tử sẽ xuất hiện 3 chỉ số tương tự từ trên xuống dưới như sau:

– Huyết áp tối đa hay tâm thu (ứng với số trên ở máy đo huyết áp)

– Huyết áp tối thiểu hay tâm trương (ứng với số dưới ở máy đo huyết áp)

– Nhịp tim (thường nằm ở dưới cùng trên mặt hiển thị của máy đo huyết áp)

Huyết áp như thế nào là bình thường?

Bạn cần đo huyết áp nhiều lần trong ngày để có hiệu quả nhất

Bạn cần đo huyết áp nhiều lần trong ngày để có hiệu quả nhất

Tùy vào chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương mà bạn có thể biết được một người có huyết áp bình thường hay không

– Huyết áp bình thường: Đối với người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.

– Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì chần đoán là cao huyết áp.

– Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg) thì được gọi là tiền cao huyết áp

– Huyết áp thấp: Hạ huyết áp (huyết áp thấp) được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

Bạn cũng cần lưu ý, không phải chỉ một lần đo mà khẳng định 1 người có bị huyết áp cao hoặc thấp hay không, mà bạn cần theo dõi liên tục một thời gian, qua nhiều lần đo.

Ngoài ra, bạn cũng nên đo huyết áp nhiều lần trong ngày để cho được kết quả chính xác nhất, và không nên đo huyết áp khi quá no, đói hoặc sau khi uống rượu bia…

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tìm kiếm sản phẩm giá rẻ nhất Việt Nam

O.N

Tin tức về Tư vấn mua sắm

Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!