4 nguyên nhân khiến ổ SSD bị chậm và cách khắc phục

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Dưới đây là 4 nguyên nhân làm chậm tốc độ ổ SSD của bạn và cách khắc phục.

  1. Giảm tốc độ do tạo nhiều phân vùng

    Việc chia ổ SSD thành 2 hoặc nhiều phân vùng (partition) sẽ làm giảm tốc độ của ổ. Vì vậy nếu ưu tiên của bạn là tốc độ thì bạn chỉ nên tạo một phân vùng duy nhất cho một ổ SSD sẽ bớt khi khả năng giảm tốc độ ổ cứng SSD của bạn

    Không sử dụng trình cài đặt windows để tạo phân vùng. Vì khi bạn dùng trình cài đặt windows để tạo phân vùng, nó sẽ tự động tạo ra một phân vùng ẩn có tên Reserved System Partition khoảng 100MB để backup các dữ liệu khởi động quan trọng. Điều này sẽ khiến tốc độ của ổ SSD bị giảm đi.

    Cách khắc phục: sử dụng một phần mềm tạo phân vùng, chẳng hạn Acronics Partition (có trong hiren’s boot 10.x) để tạo một phân vùng duy nhất cho ổ SSD, sau đó mới thực hiện format và cài win. Nếu máy bạn đang có nhiều phân vùng, hãy hợp nhất thành 1 phần để đạt tốc độ cao nhất.

  2. Giảm tốc độ do dùng kênh IDE thay cho AHCI

    Các ổ cứng trước đây thường dùng kênh IDE, trên lý thuyết tốc độ chỉ đạt tối đa 375MB/s. Do vậy tốc độ SSD sẽ không thể đạt như công bố nếu bạn đặt giao tiếp ổ cứng là IDE.

    Cách khắc phục: chuyển sang kênh AHCI (yêu cầu cài lại win). Bạn cần phải vào BIOS của máy, thiết lập chế độ SATA mode là AHCI, sau đó cần thực hiện cài đặt lại hệ điều hành (nếu không sẽ bị màn hình xanh, set lại IDE sẽ vào lại được win). Nếu bạn đã set AHCI trước đó rồi thì bỏ qua bước này, việc thiết lập AHCI bạn có thể tìm hướng dẫn trong cuốn manual của mainboard, cũng tương đối đơn giản.

  3. Giảm tốc độ do chưa dùng đúng cổng và cable SATA

    Cổng SATA 3 có tốc độ đọc tối đa thực tế khoảng 550MB/s trong khi SATA 2 chỉ đạt một nửa con số trên. Test thực tế với một số o cung SSD thì nhận thấy tốc độ đọc trên SATA 2 thường rơi vào khoảng 270 – 280 MB/s. Do vậy để đạt được tốc độ cao nhất bạn cần phải sử dụng cổng SATA 3. Ngoài ra bạn cũng cần một sợi cable SATA 3 (thường thì trên dây cable sẽ ghi sata 3 hoặc sata 6Gbs)

    Bạn cũng lưu ý một mainboard có thể có các cổng SATA 3 với chip điều khiển của các hãng khác nhau. Ví dụ Main Asus Maximus V có 6 cổng sata, trong đó 4 cổng điều khiển bởi chip Intel, 2 cổng là chip Asmedia. Vì vậy bạn nên thử test trên các cổng khác nhau để chọn cổng có tốc độ cao nhất, ổn định nhất.

  4. Giảm tốc độ do lỗi 31K bad

    Lỗi 31K bad là một trong các nguyên nhân chính làm chậm tốc độ benchmark, thể hiện rõ nhất ở chỉ số 512K read có thể bị giảm tới 70%. Để check lỗi này, bạn sử dụng phần mềm AS SSD benchmark, nếu bị lỗi sẽ có dòng 31K bad màu đỏ như hình bên dưới.

    Cách khắc phục: Bạn tải và cài đặt phần mềm Paragon Alignment Tool. Chạy phần mềm, chọn ổ đĩa cần tối ưu hóa. Máy sẽ khởi động lại và phần mềm tự động chạy, hãy kiên nhẫn chờ đợi vì nếu máy của bạn có nhiều dữ liệu có thể phần mềm sẽ chạy mất nhiều thời gian. Sau khi chạy xong, phần mềm sẽ thông báo ổ cứng đã được tối ưu, bạn test lại với AS SSD, kết quả sẽ được cải thiện rõ rệt.

 

Tin tức về Máy tính - Laptop

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Có nên mua laptop Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) trong năm 2024?

Dell XPS 13 Plus 9320 (2023) là một sản phẩm mang tính cách mạng với thiết kế độc đáo và hiệu năng vượt trội. Nó được mệnh danh là chiếc ‘laptop cổ điển trong thời đại mới’, gây được nhiều ấn tượng nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ ngoài bắt mắt và sức mạnh nội tại.
HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14: Tốt, nhưng không hoàn hảo!

HP OmniBook Ultra 14 là một lựa chọn tuyệt vời cho những ai tìm kiếm một thiết bị mạnh mẽ với khả năng hoạt động ổn định và bền bỉ. Mặc dù thiết kế bên ngoài không có gì nổi bật và có vẻ đơn điệu, nhưng sức mạnh bên trong của sản phẩm này chính là điểm mà người dùng cần chú ý đến.
Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Đánh giá laptop gaming Dell Alienware M18 R1: "Nghiền nát" mọi tựa game!

Dell Alienware M18 R1 là một trong những chiếc laptop gaming mạnh mẽ nhất hiện nay được thiết kế dành cho những game thủ và các creator đòi hỏi hiệu năng đỉnh cao. Với thiết kế độc đáo, màn hình tuyệt đẹp, cấu hình “khủng”, nó hứa hẹn mang đến những trải nghiệm gaming và làm việc ấn tượng nhất.
Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Review chi tiết máy trạm đồ họa Dell Precision 5570

Dell Precision 5570 là một trong những chiếc máy trạm di động nhẹ và mảnh mai nhất hiện nay. Nó không chỉ mang lại trải nghiệm tinh tế và thanh lịch mà còn cung cấp hiệu năng cực khủng cho dân làm kỹ thuật, thiết kế đồ họa.
Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Đánh giá laptop gaming Dell G16 7630

Trong năm 2023, Dell đã tung ra dòng laptop gaming G16 mới chứa đựng hiệu suất tốt với mức giá phải chăng. Trong bài đánh giá Dell G16 7630 này, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu xem liệu chỉ với mức giá khoảng 30 triệu đồng thì khả năng ‘cân game’ của nó sẽ như thế nào nhé.
Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Đánh giá laptop gaming Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2

Với mục đích mang lại trải nghiệm tuyệt vời nhất cho người dùng có nhu cầu sử dụng cấu hình cao, như thiết kế đồ họa và chơi game, Acer đã cho ra mắt Laptop Acer Nitro 5 AN515-46-R5Z2 với thiết kế mới và cấu hình vượt trội.