Bước 1: Chọn chất lượng cao nhất
Nói đến chất lượng hình ảnh, người ta thường nghĩ ngay đến các định dạng của hình ảnh mà bạn phải chọn ngay từ ban đầu. Có 2 định dạng chính là RAW và Jpeg. Định dạng RAW sẽ cho chất lượng hình ảnh cao hơn nhờ vào các dữ liệu được lưu giữ một cách đầy đủ và chính xác hơn, tuy nhiên, bạn phải mất công chỉnh sữa chúng để cho ra kết quả tốt nhất.
Ngoài ra, chọn đúng ISO và thiết lập cân bằng trắng WB sẽ cho bạn những kết quả tốt nhất. Cố gắng thiết lập độ nhạy sáng thấp nhất có thể bởi vì nếu cao quá, hình ảnh sẽ bị nhiễu hạt làm mất đi chi tiết và màu sắc.
Đối với white balance WB, bạn có thể để nó auto, nhưng bạn cũng có thể thiết lập theo ý tưởng và nội dung của bức hình sao cho phù hợp nhất.
Bước 2: Chọn đúng độ phơi sáng
Một chiếc máy ảnh chuyên nghiệp sẽ cho bạn hàng loạt các chế độ phơi sáng từ hoàn toàn tự động – bán tự động cho đến hoàn toàn bằng tay.
Aperture Priority (ưu tiên khẩu độ) và Shutter Priority (ưu tiên màn trập) là 2 chế độ bạn tự động phổ biến trên các mẫu máy ảnh hiện nay. Chọn đúng chế độ phơi sáng sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho các thiết lập các thông số trên máy ảnh.
Bước 3: Quyết định khẩu độ và tốc độ màn trập
Khẩu độ và tốc độ màn trập là 2 thiết lập quan trọng nhất cho một bức hình. Chúng không chỉ quyết định đến lượng ánh sáng đi qua ống kính máy ảnh vào cảm biến mà còn quyết định đến những hiệu ứng cho bức hình của bạn.
-Khẩu độ quyết định đến độ sâu trường ảnh DOF nó cho phép bạn có thể cô lập chủ thể, xóa phông mịn màng hay cũng có thể làm cho toàn bộ bức hình đều rỏ nét.
-Tốc độ màn trập cho phép bạn có thể đóng băng chuyển động của chủ thể hay tạo ra hiệu ưng mờ nhòe độc đáo.
Bước 4: Lấy đúng chế độ đo sáng
Có 3 chế độ đo sáng phổ biến nhất trên các mẫu máy ảnh hiện nay là Muti-zone, Centre-Weighted và Spot.
Multi-zone là chế độ đọc ánh sáng từ toàn bộ khung cảnh sau đó thiết lập độ phơi sáng theo nó. Nó khá là chính xác và phù hợp trong hầu hết các trường hợp.
Chế độ Centre-Weighted đọc ánh sáng tập trung vào khoảng 60-70% ở trung tâm khung hình, nó rất là lý tưởng cho việc chụp chân dung.
Chế độ đo sáng Spot hay con được gọi là ‘đo sáng điểm’ cho phép bạn đọc ánh sáng từ một vùng rất nhỏ của khung cảnh, do đó nó đo sáng chính xác nhất, tuy vậy sử dụng nó cần phải cẩn thận.
Bước 5: Cài đặt chế độ AF và Drive
Để đảm bảo hình ảnh được sắt nét nhất, máy ảnh DSLR cung cấp cho bạn một số chế độ lấy nét. Có 2 cái thiết lập chính là single-shot cho những chủ đề đứng yên và Servo cho những chủ đề chuyển động.
Còn chế độ Drive cho phép bạn chọn một khung hình duy nhất được chụp, khi bạn ấn và giữ im nút chụp, một chuỗi các bức ảnh sẽ được chụp liên tiếp nhau cho đến khi bạn thả nút chụp ra.
Bằng vào gợi ý thiết lập máy ảnh cho người mới trên đây hy vọng bạn sẽ nhanh chóng làm quen được với thiết bị chụp ảnh chuyên nghiệp này và cho ra bức ảnh đáng nhớ. Chúc bạn thành công!