Trong quá trình nấu nướng và sử dụng bếp từ, người dùng có thể bắt gặp phải những tình huống phát sinh khiến cho việc nấu nướng bị gián đoạn và không phải lúc nào bạn cũng có thể mang bếp ra tận nơi mua để bảo dưỡng và sửa chữa kịp thời.
Với sự tiện lợi, an toàn, tính thầm mỹ cao, bếp từ hiện nay là xu hướng sử dụng trong công việc nấu nướng của hầu hết các gia đình Việt Nam. Đi kèm với sự phổ biến thì mỗi người dùng cũng cần trang bị cho mình những cách sửa bếp từ đơn giản tại nhà. Dưới đây sẽ hướng dẫn sửa bếp từ nhanh, đơn giản cho người dùng trong 5 trường hợp sau.
1. Điện không vào bếp từ
Nguyên nhân điện không vào bếp từ: Bếp từ của bạn đã được cắm phích điện nhưng điện vẫn không vào. Điều này xảy ra do một số nguyên nhân như: dây điện bị đứt trong, lỗi IC, tụ điện của bếp bị hỏng, mạch hay linh kiện của bếp từ bị hỏng, cháy chập.
Hướng dẫn sửa bếp từ khi điện không vào: Kiểm tra lại đường dây kết nối, nếu có đứt, hở hãy sửa bằng cách thay mới để đảm bảo an toàn. Nếu trường hợp do sò công suất có vấn đề, bạn cần liên hệ trung tâm bảo hành, sửa chữa có uy tín để bếp từ nhà bạn được sửa lại kịp thời.
2. Bếp từ nóng yếu/ không nóng
Nguyên nhân khiến bếp từ nóng yếu/ không nóng:
- Dễ dàng thấy bếp từ bị nóng yếu hay không nóng do nguồn điện vào không ổn định, điện áp thấp dẫn đến điện vẫn đi vào khởi động hiển thị đèn các nút chức năng, nhưng không thể nấu nướng
- Nguyên nhân bên trong có thể hỏng như: Tụ điện đã hỏng dẫn đến bếp từ không thể được làm nóng; sò công suất đứt mạnh nhẹ cũng dẫn đến bếp không thể nóng dù đèn hiển thị các nút chức năng vẫn hiện.
- Bếp từ không không nóng có thể xảy ra khi bạn sử dụng loại nồi không tương thích với bếp.
Hướng dẫn sửa bếp từ nóng yếu/ không nóng: Kiểm tra lại nguồn điện áp của nhà, có phương thức điều chỉnh nguồn điện cho bếp từ của bạn.
Nếu là nguyên nhân bên trong bạn cần liên hệ cho trung tâm bảo hành, sửa chữa để thay mới hoặc có giải pháp sửa chữa bếp từ kịp thời. Một cách để hạn chế tình trạng này bạn hãy cho bếp từ được bảo dưỡng thường xuyên các tụ điện lọc nguồn.
Thay các dụng cụ nấu nướng có chất liệu tương thích với bếp từ của bạn bằng cách chọn mua các dụng cụ nấu có nhiễm từ.
3. Bếp từ bị ngắt điện đột ngột
Điều này có thể gây hoang mang cho người sử dụng do 1 số nguyên nhân sau: Bếp từ hoạt động quá lâu, công suất bếp từ dùng quá lớn làm bếp quá tải nhiệt độ. Trong quá trình nấu nướng bạn vô tình làm rơi đồ ăn, nước lên bề mặt nấu nướng cũng là nguyên nhân khiến bếp từ của bạn đột ngột dừng hoạt động
Hướng dẫn sửa bếp từ khi đột ngột dừng hoạt động: Bạn cần cho bếp từ của mình nghỉ ngơi khi phải nấu nướng nhiều và lâu trong 1 lần nấu. Nếu do bạn làm rơi thức ăn, nước trong quá trình nấu, hãy tắt bếp và lau sạch bề mặt bếp để dụng cụ có bề mặt tiếp xúc chuẩn với bếp từ.
4. Không sử dụng được bảng điều khiển của bếp từ
Nguyên nhân có thể dẫn đến bảng điều khiển bếp từ không sử dụng được: Do tay bạn còn ướt khi dùng bếp từ cảm ứng, vô tình nhấn nút khóa các chức năng lại.
Hướng dẫn sửa bếp từ khi không sử dụng được các nút chức năng: Đảm bảo tay khô khi dùng bếp vừa đảm bảo an toàn khi sử dụng bếp và dễ dàng bấm nút chức năng, kiểm tra trên bảng điều khiển xem bạn có vô tình nhấn nút khóa chức năng nấu, nếu có chỉ cần bỏ khóa chức năng nấu là bạn có thể sử dụng bình thường.
Những trường hợp bếp từ nhà bạn bị lỗi do nguyên nhân bên trong, nếu không phải là thợ sửa chữa hãy gọi ngay cho các trung tâm sửa chữa và bảo hành. Lựa chọn sử dụng những bếp từ chất lượng đã được kiểm định cũng là cách để tránh các lỗi bếp từ xảy ra.
5. Bếp từ không nhận diện được nồi
Nguyên nhân có thể dẫn đến bếp từ không nhận diện được nồi nấu: Nếu không phải do vấn đề kỹ thuật thì khả năng cao là do dụng cụ nấu ảnh hưởng đến quá trình vận hành của bếp từ. Nó có thể là do vị trí đặt nồi, đáy nồi bị biến dạng hoặc do lựa chọn nồi nấu không phù hợp.
Hướng dẫn sửa bếp từ khi bếp không nhận diện được nồi: Do đặc tính của nồi là rất kén, nên bạn cần sử dụng dụng cụ nấu chuyên nghiệp cho bếp từ chất liệu như inox, gang,… kích thước phù hợp với bếp, tốt nhất là những nồi, chảo có đường kính lớn hơn 10cm để bếp hoạt động tối ưu nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kiểm tra mặt đáy của các loại xoong/ nồi xem có bị biến dạng không. Trong trường hợp nếu bị biến dạng, người dùng cũng nên thay thế để tránh trường sử dụng lâu gây ảnh hưởng tới các cảm biến và bo mạch của bếp nhà mình nhé.
Như vậy là chúng tôi vừa hướng dẫn sửa bếp từ cho người dùng tại nhà thật đơn giản, an toàn. Hy vọng với những chia sẻ bổ ích này sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức thú vị và hay ho. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, chúc bạn một ngày tốt lành.