Những lỗi thông dụng thường gặp ở bếp từ mà bạn nên biết

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số lỗi cơ bản trên bếp từ cũng như cách khắc phục. Hãy cùng theo dõi nhé.

Bếp từ là một thiết bị điện tử thông minh cực kỳ an toàn và tiện ích nhờ các tính năng công nghệ hiện đại và được sử dụng phổ biến trong đời sống ngày nay. Tuy nhiên, đã là thiết bị điện tử thì không thể tránh khỏi việc sẽ xảy ra một vài lỗi trong quá trình sử dụng. Mặc dù đây là điều không ai mong muốn nhưng người dùng cũng nên trang bị kiến thức về các mã lỗi thường gặp để có cách ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố.

Những lỗi thông dụng thường gặp ở bếp từ mà bạn nên biết

1. Lỗi E7 và cách sửa

Bếp từ lỗi E7 là lỗi cảnh báo người dùng khi bếp từ của gia đình gặp vấn đề về bo mạch trong bếp. Đó là cảm biến nhiệt của bếp bị trục trặc hoặc bị ngắt khiến thiết bị không thể hoạt động được. Lúc này trên màn hình của bảng điều khiển bếp sẽ xuất hiện ký hiệu E7 và có nhiều tiếng bíp phát ra cảnh báo.

Lỗi E7 và cách sửa
Lỗi E7 và cách sửa

Nguyên nhân:

  • Thiết bị sản phẩm đã sử dụng trong nhiều năm, các linh kiện và bo mạch bị cũ và hỏng do sử dụng lâu ngày.
  • Do nhiệt độ IGBT cao quá ngưỡng cho phép: trong quá trình đun nấu, phải nấu nướng với công suất cao trong một khoảng thời gian kéo dài, bếp phải sinh ra lượng nhiệt quá lớn thì bộ cảm ứng nhiệt không thể chịu được nên dẫn đến việc cảm ứng nhiệt bị ngắt.
  • Hệ thống quạt gió bên trong bị hỏng: Khi bếp hoạt động, hệ thống tản nhiệt bị hỏng sẽ khiến bếp không thể duy trì và điều hòa được lượng nhiệt ổn định bên trong bếp. Hệ thống quạt gió là bộ phận thiết bị rất quan trọng, nằm ở giữa ở cuộn dây dao động, có tính năng đo nhiệt độ của mặt kính, bảo đảm bếp không bị quá nhiệt.

Cách xử lý lỗi E7 ở bếp từ:

Đầu tiên, bạn hãy ấn vào nút “On/Off” trên mặt bếp để tắt thiết bị bếp. Sau đó, đợi khoảng tầm 5 phút cho bếp nguội dần và rút nguồn điện ra khỏi bếp.

Tiếp theo, hãy kiểm tra xem quạt gió có hoạt động không, nếu có bạn hãy cắm lại bếp. Nếu bếp từ có hiện tượng hạ nhiệt và sử dụng bình thường được thì bạn hạn chế dùng nhiệt lớn trong thời dài sử dụng.

Vì lỗi của bếp liên quan đến mạch điện ở bên trong nên bạn không nên tự sửa chữa tại nhà mà phải nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia để khắc phục sự cố này. Hãy liên hệ với trung tâm bảo hành – nơi cung cấp bếp từ cho gia đình để được bảo hành hoặc liên hệ với các địa chỉ sửa chữa bếp từ uy tín để kỹ thuật viên có chuyên môn xử lý. 

2. Lỗi E1 và cách sửa

Bếp từ báo lỗi mã E1 cho người dùng biết về tình trạng mặt bếp trong quá trình sử dụng, mặt bếp sẽ rất nóng. Như vậy, bếp từ báo lỗi E1 có nghĩa là mặt bếp đang bị nóng chứ không phải là lỗi bếp quá nghiêm trọng. Đối với mặt bếp từ chính hãng đều được sản xuất bằng kính cao cấp với khả năng chịu được nhiệt cao nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng.

Lỗi E1 và cách sửa
Lỗi E1 và cách sửa

Nguyên nhân: 

Khi nấu trong thời gian dài với công suất lớn làm cho quạt gió không kịp làm mát toàn bộ bếp sẽ làm bếp nóng lên, hệ thống cảm biến nhiệt trong bếp từ sẽ tự động ngắt mạch để bảo vệ các linh kiện điện tử của bếp và đưa ra cảnh báo với đèn hiển thị mã lỗi E1.

Cách xử lý lỗi E1 của bếp từ.

  • Bước 1: Người nấu cần tắt bếp ngay nhưng vẫn không ngắt nguồn điện để cho quạt gió của bếp từ vẫn có thể hoạt động.
  • Bước 2: Kiểm tra xem có khe thông gió nào của bếp bị bịt kín không, nếu có thì hãy thực hiệnlàm sạch quạt thông gió.
  • Bước 3: Lấy dụng cụ nấu ăn ra khỏi bếp để việc làm mát cho bếp được diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn.
  • Bước 4: Nên sử dụng quạt điện bên ngoài để giảm bớt nhiệt của bếp từ.
  • Bước 5: Đợi ít nhất khoảng 20-30 phút rồi mới đặt nồi lên bếp và tiếp tục bật bếp để thực hiện nấu tiếp.

3. Lỗi không nhận nồi và cách sửa

Lỗi bếp từ không nhận nồi là một lỗi thường xuyên gặp, bếp sẽ báo cho người dùng biết rằng nồi sử dụng để nấu không phù hợp với bếp về chất liệu, hình dạng hay cách đặt nồi…

Lỗi không nhận nồi và cách sửa
Lỗi không nhận nồi và cách sửa

Nguyên nhân

Có thể gia đình bạn đang sử dụng các loại nồi có chất liệu mà bếp từ không nhận như là nồi nhôm, nồi thủy tinh, nồi đất… những dòng nồi này không thể làm nóng bởi nó có hiệu suất sinh nhiệt thấp. Vì thế, nguyên nhân có thể do chất liệu xoong nồi bạn đang sử dụng không phù hợp với bếp từ. Làm bếp từ không nhận diện nồi.

Ngoài ra, nếu bếp từ báo không nhận nồi nhưng không phải do thiết bị nấu thì có khả năng bếp từ của bạn đang bị hư/hỏng bộ phận cảm biến hoặc IC điện.

Cách khắc phục của bếp từ không nhận nồi: 

Người dùng hãy chọn loại nồi có đáy nhiễm từ. Nhận biết bằng cách sử dụng nam châm để kiểm tra bộ nồi bạn đang sử dụng. Nếu đáy nồi hút chặt cục nam châm thì đó là chất liệu nồi bạn có thể sử dụng được cho bếp từ. Nếu nam châm và đáy nồi không hút nhau, bạn cần thay bằng một chiếc nồi khác có thể dùng được trên bếp hoặc sử dụng đĩa chuyển nhiệt hỗ trợ để tiếp tục nấu bộ nồi mà bạn yêu thích. Đặt đĩa chuyển nhiệt giữa đáy nồi và vùng nấu là bạn có thể tiếp tục nấu ăn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết bằng các ký hiệu trên nồi dùng cho bếp từ. Nếu trên nồi có xuất hiện dòng chữ ký kiệu Induction, biểu tượng hình lo xo xoắn ốc hoặc ký hiệu từ trường thì chiếc nồi đó là nồi dành cho bếp từ.

Còn về cách sửa bếp từ không nhận nồi trong trường hợp bị hỏng bộ phận cảm biến chính là thay, sửa cảm biến hoặc IC của bếp từ. Tuy nhiên, các bạn không nên tự ý, thay hay tháo dỡ các linh kiện bên trong bếp từ mà điều này cần phải thực hiện bởi các chuyên gia để có cách xử lý tối ưu nhất.

4. Lỗi tụ điện lọc nguồn 5uF “hết hạn sử dụng” và cách khắc phục

Lỗi tụ điện lọc nguồn 5uF “hết hạn sử dụng” và cách khắc phục
Lỗi tụ điện lọc nguồn 5uF “hết hạn sử dụng” và cách khắc phục

Nguyên nhân:

Tụ điện lọc nguồn 5uF yếu dẫn đến bếp từ hoạt động nhưng không tỏa nhiệt do khả năng điện dung của tụ điện bị suy giảm, năng lượng điện thấp, không đủ khả năng cung cấp cho bếp từ. Dẫn đến lượng nhiệt sản sinh ra cực thấp hoặc không có nhiệt được sinh ra.

Cách khắc phục.

Bạn cần bảo dưỡng, thay thế tụ lọc điện 5uF khi thấy có dấu hiệu tụ điện yếu.

Một số thương hiệu bếp từ đang được ưa chuộng hiện nay.

Dưới đây là một số thương hiệu bếp từ uy tín, chất lượng đang được ưa chuộng nhất hiện nay mà có thể bạn chưa biết.

1. Bếp từ Bosch

Nếu bạn là một người sành bếp thì chắc chắn không thể không biết đến một hãng bếp từ cao cấp đến từ Đức mang tên “BOSCH”. Lý do dòng bếp này được ưa chuộng như vậy là bởi bếp từ Bosch sở hữu giao diện bắt mắt, vừa sang trọng, bền đẹp, tiện nghi và an toàn trong quá trình sử dụng.

Bếp từ Bosch
Bếp từ Bosch

Ưu điểm: Sử dụng mặt kính Schott Ceran cao cấp với khả năng chịu lực và nhiệt độ cao. Đặc biệt, các dòng bếp từ Bosch đều có thể chịu những cú sốc nhiệt lên tới 1000°C và không chứa các kim loại độc hại như Asen và antimon nên cực kỳ an toàn và thân thiện với môi trường. Chưa dừng lại ở đó, bếp từ Bosch còn có chứa linh kiện E.G.O đạt chuẩn giúp bếp có hiệu suất ổn định, tiết kiệm điện và độ bền cao.

Nhược điểm: Vì đây là dòng bếp được nhập khẩu nguyên chiếc nên giá thành của nó khá cao, thường dao động trên 10 triệu đồng, chính vì thế mà khiến cho nhiều người khá e ngại khi lựa chọn mua bếp. 

2. Bếp từ Panasonic

Bếp từ Panasonic là thương hiệu bếp từ nổi tiếng đến từ Nhật Bản xuất hiện tại thị trường Việt Nam từ những năm 90, được các bà nội trợ tin tưởng sử dụng và đánh giá cao về chất lượng, từ đó nhanh chóng tạo dựng được niềm tin và sự ưa chuộng tại Việt Nam.

Bếp từ Panasonic
Bếp từ Panasonic

Ưu điểm: Bếp của Panasonic có độ bền và độ an toàn cực kỳ tốt, sử dụng được nhiều mẫu nồi khác nhau, dễ điều khiển và dễ sử dụng. Ngoài ra, dòng bếp này có có khả năng đun nấu nhanh, tiết kiệm điện mà vẫn cực kỳ an toàn với người dùng.

Nhược điểm: Hiện nay, hãng bếp Panasonic mới chỉ cho ra 4 mẫu bếp từ đôi trên thị trường Việt nên khách hàng có ít sự lựa chọn với các dòng bếp từ đôi hơn những dòng bếp khác trên thị trường.

3. Bếp từ Brandt

Brandt là một thương hiệu bếp từ nổi tiếng đến từ Pháp với thiết kế tinh tế, thanh lịch và đầy sang trọng. Dòng bếp này nổi bật nhất là khả năng nấu nhanh vượt trội và độ an toàn, tính bền bỉ cao.

Bếp từ Brandt
Bếp từ Brandt

Ưu điểm: Bếp từ Brandt có hiệu suất nấu nướng tối ưu lên tới 90-95%, sử dụng mặt kính Schott thân thiện với môi trường, cùng với đó là các tính năng an toàn cho người nấu. Bên cạnh đó, thiết kế của bếp cũng là một điểm cộng cực lớn.

Nhược điểm: Cũng như bếp từ nhà Bosch, giá thành của một chiếc bếp Brandt cũng là một điều mà người tiêu dùng phải cân nhắc thêm. Thông thường, một chiếc bếp từ Brandt có giá giao động từ 10 đến 50 triệu đồng, một mức giá “cao” so với các dòng nhập khẩu khác trên thị trường.

Trên đây là những chia sẻ về một số lỗi thường gặp ở bếp từ và những thương hiệu bếp từ nổi tiếng mà Websosanh muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho gia đình bạn trong những trường hợp lỗi xảy ra.

Tin tức về Bếp các loại