Các mẹ dù đã rửa bình sữa nhiều lần nhưng vẫn có khả năng gặp phải những sai lầm phổ biến dưới đây khi vệ sinh bình sữa cho con, để bảo quản bình sữa ở trạng thái tốt nhất, sạch nhất cho con hưởng những giọt sữa thơm mát mẹ cần phải tránh làm những điều sau :
Mẹ chỉ làm sạch bình sữa bằng nước
Nhiều mẹ nghĩ rằng vệ sinh bình sữa bằng nước rồi tiệt trùng bằng nước sôi hoặc luộc bình sữa là đủ để đảm bảo vệ sinh cho con, tuy nhiên chất béo trong sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn thường tích tụ ở cổ bình và núm vú bình sữa và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh vi khuẩn gây hại cho con.
Dù có luộc hay tráng bằng nước sôi kĩ thế nào thì bình sữa vẫn sẽ bám bẩn và nhanh chóng giảm chất lượng, có mùi cũng như độ an toàn theo đó mà giảm dần, do đó, mẹ nên vệ sinh bình bằng nước rửa bình chuyên dụng và bàn chải riêng có thể chạm tới mọi ngóc ngách của bình sữa đặc biệt những vị trí có rãnh sâu.
Khử trùng bình sữa không đúng lúc
Bên cạnh cách vệ sinh bình thì thời điểm vệ sinh bình sữa cũng tạo nên sự khác biệt về độ vệ sinh của bình. Nếu như mẹ chỉ vệ sinh bình trước khi cho bé bú thay vì rửa tráng bằng nước sạch và tiệt trùng bình sữa ngay sau khi bé dùng xong, bình sữa sẽ khó làm sạch triệt để và mất nhiều thời gian hơn để làm sạch. Cách tốt nhất là mẹ cần vệ sinh bình sữa ít nhất 1 ngày 1 lần và đều đặn sau khi cho bé dùng xong, thay vì để sang ngày hôm sau.
Để bình sữa bị ẩm rồi cất đi
Nếu không có dụng cụ vệ sinh bình sữa chuyên dụng như máy tiệt trùng bình sữa, hầu hết các mẹ sẽ để bình sữa tự khô thay vì lau sạch bình sữa trước khi cất. Cách này sẽ khiến bình sữa dễ bị có mùi nồng khó chịu, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như khiến bé không cảm nhận được mùi vị thơm ngon của sữa nữa. Chính vì vậy, ba mẹ cần lau khô bình sữa và núm vú, các dụng cụ liên quan khác trước khi cất đi.
Khi nào cần thì mới rửa bình
Việc rửa bình sữa quá lâu sau khi bình tiếp xúc với các thành phần sữa sẽ khiến các chất dinh dưỡng và chất béo đọng lại, khó làm sạch và tạo điều khiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Mẹ chỉ cần dừng thói quen chờ khi nào cần mới vệ sinh bình sữa chắc chắc sẽ vệ sinh bình dễ dàng hơn và sau đó quá trình tiệt trùng bình sữa mới hiệu quả.
Rửa bình sữa, núm vú chung
Núm vú là bộ phận nhạy cảm cần được bảo quản kĩ lưỡng nhất khi vệ sinh bình sữa cho bé, bé tiếp xúc trực tiếp khoang miệng với núm vú do đó khi vệ sinh mẹ cần đặc biệt quan tâm để bảo đảm chất lượng của núm vú luôn như mới tránh tác động làm biến dạng hay hư hỏng chất liệu khiến bé bú sữa không được thoải mái. Trước khi dùng bàn chải và các loại nước rửa bình để làm sạch và làm khô mẹ nên ngâm núm vú trong nước ấm.