Thủy ngân là một trong những kim loại nặng được xếp cùng nhóm với nhôm, asen, thiếc, cadmium và chì – đây là những chất độc hại mà nếu được tích tụ trong cơ thể thì sẽ có thể gây ra nhiều bất lợi cho chức năng ti thể ở người và sinh vật.
Dấu hiệu cho thấy bạn đã bị nhiễm độc kim loại nặng
Nếu bạn cảm thấy 1 trong các tình trạng sau thì rất có thể bạn đã bị nhiễm độc kim loại nặng:
- Mệt mỏi toàn thân không muốn làm gì
- Bị các bệnh tự miễn. Ví dụ như: biểu hiện phát ban – các vấn đề về da; viêm khớp – các vấn đề về cơ xương khớp; ho – các vấn đề về phổi cấp tính được coi là các bệnh tự miễn.
- Bị rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ.
- Trầm cảm, lo âu
- Mất ngủ
- ….
Khi bị nhiễm độc kim loại nặng cụ thể là nhiễm độc thủy ngân thì “thải độc” là một phương pháp rất hữu hiệu và thường được các chuyên gia, y bác sĩ khuyên làm.
5 thực phẩm thải độc nên dùng khi bị nhiễm độc kim loại nặng
Khi cảm thấy mình đang có những dấu hiệu trên và nghi ngờ mình đã bị nhiễm độc kim loại nặng bạn cần bổ sung ngay 5 nhóm thực phẩm sau:
- Các thực phẩm giàu vitamin C: ổi, lí chua đen, ớt Đà Lạt, bông cải xanh, dâu tây, kiwi, đu đủ, cam, súp lơ… là những loại trái cây và rau quả giàu vitamin C nhất có thể làm giảm tổn thương do độc tính kim loại nặng bởi hoạt chất chống oxy hóa dồi dào.
- Nhóm thực phẩm rau lá xanh: Các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau bina và rau mùi tây có tác dụng khử độc, giảm sự tích tụ của các loại kim loại nặng như thủy ngân trong cơ thể.
- Nhóm thực phẩm gia vị: Tỏi và hành tây là 2 loại gia vị có chứa nhiều lưu huỳnh giúp gan giải độc các kim loại nặng như thủy ngân, chì và asen rất hiệu quả.
- Nước: Uống 2 lít nước (tổng lượng nước) để giúp cơ thể tiêu độc.
- Nhóm các loại hạt dinh dưỡng: Trong hạt lanh và chia rất giàu chất béo omega 3 và chất xơ trong 2 loại hạt này giúp giải độc ruột kết và giảm viêm.
4 thực phẩm cần tránh khi bị nhiễm độc kim loại nặng
Khi bị hoặc nghi bị nhiễm độc kim loại nặng thì bạn tuyệt đối cần tránh xa 4 nhóm thực phẩm sau:
- Các chất gây dị ứng thức ăn: Nếu cơ thể bạn phản ứng với các chất gây dị ứng thông thường, cơ thể sẽ không thể tự giải độc sau khi bị nhiễm độc kim loại nặng. Ví dụ: có người dị ứng với đậu phộng, có người dị ứng với hải sản…
- Thức ăn không hữu cơ: Những loại thực phẩm này làm tăng sự phơi nhiễm của cơ thể với các hóa chất, khiến cho các triệu chứng nhiễm độc càng trở nên tồi tệ hơn.
- Thực phẩm có chứa phụ gia: Các chất phụ gia có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nhiễm độc, làm giảm khả năng thải độ của cơ thể.
- Rượu bia: Rượu bia có thể khiến gan khó xử lý các chất độc khác, gây hiện tượng chất độc tích tụ lại trong cơ thể.
*Lưu ý đặc biệt: Các loại cá nuôi có chứa rất nhiều kim loại nặng, dioxin và PCB có độc tính cao nên nếu bạn nằm trong vùng ô nhiễm kim loại nặng (bán kính khoanh vùng khoảng 1 km) thì tuyệt đối không nên ăn cá, rau xanh, thực phẩm gia súc, gia cầm trong vùng ô nhiễm. Đồng thời, các gia đình cũng cần sơ tán đi ít ngày đặc biệt là các đối tượng dễ nhạy cảm như người già và trẻ em để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho gia đình bạn.