Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề đáng báo động hiện nay, khi mà vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm đang làm nhức nhối toàn xã hội, không ít các vụ ngộ độc thực phẩm trên diện rộng và cũng đã có không ít những ca tử vong.
Trong dịp tết sắp tới, các vấn đề về vệ sinh thực phẩm lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết, khi mà dịp tết là cơ hội cho các thực phẩm kém chất lượng hoành hành và khiến không ít người rơi vào tình trạng ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng từ nhẹ như đau đầu, chóng mặt, đến các triệu chứng nặng hơn như nôn mửa, đau bụng, thậm chí nôn ra máu.
Vậy triệu chứng và cách xử trí ra sao? Websosanh đã tổng hợp những triệu chứng thường thấy và những cách xử trí giúp bạn có một cái tết an lành hơn.
Triệu chứng của ngộ độc thức ăn
Buồn nôn
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thức ăn. Vi khuẩn có hại tấn công cơ thể qua đường tiêu hóa, hệ thống miễn dịch phản ứng lại làm người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn mửa để thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Tình trạng nôn mửa nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng độc tố mà cơ thể tiếp nhận.
Thông thường triệu chứng này kéo dài khoảng 12 đến 48 giờ. Nếu hiện tượng kéo dài nên đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Nôn mửa, đau bụng, đau đầu là những triệu chứng ngộ độc thực phẩm đầu tiên
Tiêu chảy
Tiêu chảy cũng là triệu chứng khi bị ngộ độc thức ăn. Bệnh làm tăng số lần đi đại tiện, gây ra hiện tượng phân lỏng. Đầy hơi, chuột rút, đau bụng thường đi kèm với tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Hiện tượng này diễn ra lâu dài cơ thể bị mất nước và suy kiệt.
Vì vậy cần bổ sung lượng nước cho cơ thể đầy đủ (thông qua tiếp nước y tế). Khi đó nhiệt độ cơ thể tăng cao như một cách chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
Nhức đầu
Ngộ độc thức ăn có triệu chứng nhức đầu. Nhức đầu ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng, đi kèm là các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa hoặc sốt. Đau đầu có thể phát sinh do mất nước gây ra bởi vi khuẩn hoặc tiêu chảy do vi rút.
Xử lý khi bị ngộ độc thức ăn
Gây nôn
Việc cho nôn mửa rất quan trọng vì nó giúp đẩy các độc tố ra ngoài cơ thể. Có thể cho người bệnh nôn bằng cách kích thích cổ họng. Dùng 2 ngón tay đè vào cuống lưỡi người bệnh để nôn hết chất độc ra ngoài.
Pha một cốc nước muối loãng rồi cho người bệnh uống, dùng tay đặt vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt.
Sử dụng thuốc điện giải để giữ nước và giảm các triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Dùng chất điện giải (oresol) pha với nước
Tình trạng mất nước và chất điện giải kéo dài kéo dài có thể dẫn đến tử vong.Vì chúng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Chúng tạo ra sự cân bằng về sinh hóa cho cơ thể. Pha lượng nước vừa đủ với dung dịch oresol để bù lại lượng nước và chất điện giải đã mất.
Dùng than hoạt tính
Than hoạt tính có tác dụng hấp thụ các độc tố, khí hơi trong đường ruột. Men vi sinh cũng có thể dùng trong trường hợp này. Thật ra men vi sinh là vi khuẩn “đóng khô”. Khi vào cơ thể chúng sinh sôi rất nhanh và tiêu diệt các vi khuẩn có hại, lập lại trạng thái cân bằng cho cơ thể.
Chú ý: Không được sử dụng các chất chữa tiêu chảy để uống, vì có thể làm hại dạ dày và đường ruột.
Các thực phẩm giúp cứu trợ tình trạng ngộ độc ngay lập tực
– Trà gừng: Uống trà gừng pha một chút đường sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như đau tim, co thắt ruột, và làm dịu hơn những cơn đau do ngộ độc thực phẩm mang lại.
Húng quế là loại thực phẩm làm giảm nhanh các triệu chứng ngộ độc thực phẩm
– Giấm táo: Giấm táo mặc dù có tính axit, nhưng trong bản thân nó có chữa các chất kiềm, làm giảm bớt những triệu chứng ngộ độc thực phẩm khác nhau. Giấm táo cũng làm dịu niêm mạc đường tiêu hóa và tiêu diệt các vi khuẩn, giúp chặn tình trạng ngộ độc ngay lập tức.
– Húng quế: xay nát một nắm lá húng quế, chắt lấy nước và pha thêm một muỗng mật ong vào 1 lít nước ấm, uống từ từ trong suốt cả ngày.
Ngoài ra, xay nát lá húng quế, cùng với một vài hạt muối biển, cùng vài hạt tiêu đen, ăn ngày 3-4 lần, đến khi triệu chứng giảm hẳn.
– Tỏi: Ép tỏi và nuốt cùng nước ấm, hoặc ép lấy nước tỏi và uống, các triệu chứng ngộ độc cũng sẽ nhanh chóng giảm bớt.
Các cách phòng chống ngộ độc thực phẩm hiệu quả:
– Vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn thường xuất hiện trong đất,nước, động vật, tay người, trên bề mặt thớt sử dụng nấu ăn, từ đò mà chúng xâm nhập dễ dàng vào thức ăn để gây bệnh cho con người. Do đó, nên vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ nhà bếp,làm bếp và tay chúng ta khi chế biến.
Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và chế biến thức ăn sẽ góp phần làm giảm khả năng bị ngộ độc
– Thực phẩm tươi sống và đã nấu chín phải được tách riêng. Các thực phẩm tươi sống như thịt, gia cầm, hải sản có chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại.Chúng có thể lây lan nhanh sang các thực phẩm nấu chín trong quá trình bảo quản, chế biến.
– Thức ăn nên được nấu chín kỹ để tiêu diệt được phần lớn các loại vi khuẩn gây bệnh.
– Bảo quản thức ăn ở nhiệt độ phù hợp, thường là dưới 50 hoặc trên 60độ C. Ở nhiệt độ này, sự phát triển của vi khuẩn bị ngưng lại hoặc chậm phát triển. Trong khi ở nhiệt độ thường (tính là nhiệt độ trong nhà) vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ rất nhanh.
– Dùng nước sach để rửa và chế biến thức ăn. Nên mua các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đã qua kiểm tra chất lượng và còn hạn sử dụng.
Tổng hợp
O.N