Theo Summer Streves, tác giả của Fashionably Fatal “Thời trang cũng có thể mang lại những điều cực đoan, đó là những thứ vô nghĩa và điên rồ, tuy nhiên, mọi người vẫn học theo mà không nghĩ rằng nó nguy hiểm”. Dưới đây là 5 kiểu “thời trang chết người” trong lịch sử, nguy hiểm không kém chiếc quần jeans skinny.
Crinoline fires – Khung váy phồng
Nếu bạn đã từng xem những bộ phim được làm về những năm ở thế kỷ 19, hẳn bạn không còn xa lạ với kiểu váy phồng của các phụ nữ. Để giúp cho chiếc váy có được độ phồng cần thiết, các phụ nữ cần phải “mặc” một chiếc khung váy (lồng váy) có hình dáng như sau:
Trong suốt thế kỷ 19, kiểu váy này rất thịnh hành, mặc dù rất đẹp, rất sang trọng và kiều diễm nhưng chiếc lồng này không khác gì một chiếc cũi bao bọc xung quanh đôi chân người phụ nữ khiến không gần như không thể ngồi hoặc bước qua một cánh cửa hẹp. Không những gây bất tiện mà chiếc lồng này còn gây nguy hiểm cho tính mạng của phụ nữ.
Mặc dù rất đẹp và sang trọng nhưng kiểu thời trang này lại có thể gây chết người!
Thứ nhất, kiểu thời trang này rất bắt lửa.Vào tháng 7 năm 1861, nhà thơ Henry Wadsworth Longfellow đã rất vất vả để có thể giúp vợ mình thoát khỏi đám lửa bắt vào chiếc váy đồ sộ. Không những thế lịch sử còn ghi nhận nhiều vụ chết người khác do chiếc váy bị cháy mà nạn nhân không thể tự thoát ra được.
Thậm chí,vào năm 1863, chỉ là một vụ hỏa hoạn nhỏ tại nhà thờ ở Santiago nhưng vì chiếc váy cồng kềnh nên những người phụ nữ khi đó không thể thoát khỏi cánh của nhà thờ. Hậu quả là khoảng 2000 -3000 người đã chết.
Nhiều phụ nữ cũng chết vì những điều tưởng chừng như rất bình thường: váy dính vào nan xe ngựa (thế kỷ 19, xe ngựa là một phương tiện phổ biến), rơi xuống nước.
Cổ áo rời
Cổ áo rời là một phát minh vào thế kỷ 19. Với chiếc cổ áo này, những người đàn ông có thể tháo rời cổ áo mà không cần phải thay áo, điều này cũng đồng nghĩa với việc họ không cần phải thay đổi áo sơ mi mỗi ngày.
Những chiếc cổ áo này được làm bằng chất liệu rất cứng nhằm tạo nên phong cách lịch lãm cho các quý ông, tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà chúng có thể gây chết người. Vời việc “bó” chặt cổ, việc thở của những người dùng nó rất khó khăn, nó cũng khiến cho máu không thể lưu thông bình thường.
Trong lịch sử, một người đàn ông có tên làJohn Cruetzi đã được tìm thấy đã chết trong một công viên. Ông này đã ngồi uống rượu trên ghế và ngủ thiếp đi, chính tư thế đầu gục xuống đã khiến cho chiếc cổ áo có “cơ hội” làm ông ngạt thở và bị tắc mạch máu.
Áo chẽn ngực
Chiếc áo chẽn ngực hay còn gọi là áo nịt ngực là một trong những xu hướng thời trang của thế kỷ 19. Chiếc áo này được sinh ra bởi quan niệm phụ nữ đẹp trong thời kỳ này chính là “vòng eo con kiến”.
Bạn có thể tưởng tượng chiếc áo chẽn ngực như một tuýp kem đánh răng sắp hết, phần dưới sẽ được bóp dần lên trên, điều này cũng có nghĩa là vòng 2 của người phụ nữ sẽ nhỏ đi, “phần thừa” sẽ được dồn lên vòng 1.
Dù chiếc áo chẽn ngực có thể giúp người phụ nữ có được thân hình quyến rũ vớ vòng 1 đầy đặn và vòng 2 “con kiến”, nhưng nó cũng khiến họ không ít lần rơi vào tình huống nguy hiểm. Áo chẽn ngực chính là nguyên nhân gây ra chứng khó tiêu, táo bón, ngất xỉu thường xuyên vì khó thở và thậm chí chảy máu trong …
Ngoài ra, nó cũng gây áp lực cho phổi và các bộ phận khác trong cơ thể vì sau khi mặc áo chẽn ngực, các cơ quan buộc phải “di chuyển” đến các vị trí khác và phù hợp với hình dạng xương mới. Vào năm 1874, một danh sách gồm 97 bệnh liên quan đến áo chẽn ngực mới khiến nhiều người “sáng mắt” vì sự nguy hiểm mà xu hướng thời trang này mang lại.
Mũ Mad Hatters
Chiếc mũ Mad Hatters lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết nói về cuộc phiêu lưu của Alice in Wonderland. Chiếc mũ này vốn dĩ không nguy hiểm nhưng người sản xuất mũ lại gặp rất nhiều vấn đề
Trong những năm của thế kỷ 18 và 19, ngộ độc thủy ngân là nguy cơ mà rất nhiều người sản xuất mũ Mad Hatters gặp phải. Bởi phải sử dụng thủy ngân và các hóa chất trong quá trình sản xuất mũ nên những người tiếp xúc trực tiếp với nó thường gặp rất nhiều nguy hiểm. Các triệu chứng của bệnh “làm mũ điên” bao gồm run rẩy, nhút nhát, cáu kỉnh, nghi ngờ chính bản thân mình.
Giày sen
Tục bó chân là một phong tục của phụ nữ Trung Quốc xưa. Tập quán đi “giày bó chân” của các cô gái Trung Quốc đã bắt đầu cách đây hơn 1000 năm, vào giữa thế kỷ 10.
Việc bó chân được xem là một giải pháp để kiểm soát và củng cố đức hạnh của nữ giới. Người ta tin rằng những người đàn bà với đôi bàn chân bé tí xíu sẽ không thể rời khỏi nhà dễ dàng, từ đó không thể có cơ hội quan hệ tình dục với người nào khác.
Tuy nhiên, đây cũng được xếp vào danh sách những trào lưu rất nguy hiểm trong lịch sử, nó cắt đứt việc lưu thông máu trong các ngón chân từ đó dẫn đến hiện tượng hoại tử hoặc nhiễm trùng. Nhưng đây lại là điều mà phụ nữ Trung Hoa cổ đại mong muốn. Khi ngón chân bị hoại tử thì nó sẽ bị rụng ra và bàn chân sẽ trở nên nhỏ nhắn hơn. Nếu như một người phụ nữ bị chết trong quá trình chân bị hoại tử thì đó là một điều đáng xấu hổ.
Hương Giang
Theo BBC
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam