1. Hiện tượng đau mỏi vai gáy khi mang thai
Bệnh đau mỏi vai gáy là hiện tượng đau nhức, tê mỏi ở vùng vai và gáy gây khó chịu và ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và vận động của người bệnh. Trong thời gian thai kỳ, đau mỏi vai gáy là triệu chứng rất phổ biến khiến phụ nữ mang thai đặc biệt mệt mỏi. Đây là hiện tượng rất bình thường do những thay đổi đột ngột trong thời kỳ mang thai. Tuy vậy, bạn cũng không cần quá lo lắng hay căng thẳng khi gặp phải triệu chứng này, nếu biết cách tập luyện và khắc phục, hiện tượng này có thể cải thiện và khắc phục sau khi sinh.
Đau mỏi vai gáy là hiện tượng bình thường rất hay xảy ra với phụ nữ mang thai (Nguồn: anduoc.com)
2. Nguyên nhân đau vai gáy khi mang bầu
Có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến hiện tượng đau vai gáy khi mang bầu. Nếu xác định đúng nguyên nhân, bạn sẽ dễ dàng có cách cải thiện và điều trị hiệu quả hơn cho hiện tượng này.
2.1. Thay đổi nội tiết tố
Cơ thể phụ nữ khi mang thai không thể tránh khỏi chứng thay đổi và rối loạn nội tiết, đặc biệt là sự mất cân bằng estrogen và progesteron. Đây đều là những chất nội tiết đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát trao đổi chất từ não và cột sống cũng như giúp cơ thể thư giãn. Sự thay đổi đột ngột trong nội tiết khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ,… gây ra hiện tượng đau mỏi nghiêm trọng hơn.
2.2. Do bà bầu ngủ sai tư thế
Hầu hết, khi mang thai, đặc biệt là khi tuổi thai đã lớn và cơ thể ngày càng nặng nề, phụ nữ mang thai thường có xu hướng ngủ lệch về một bên. Kiểu ngủ này có thể giúp giảm áp lực từ bụng lên cơ thể. Tuy vậy, thói quen ngủ một hướng quá lâu sẽ khiến phần vai, gáy của của bạn dễ bị ảnh hưởng.
Tư thế ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến chứng đau mỏi vai của các bà bầu (Nguồn: dauxuongkhop.org)
2.3. Bà bầu mắc bệnh xương khớp
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ phải chịu rất nhiều ảnh hưởng cả về sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong thời gian mang thai, lượng canxi của thai phụ thường giảm thấp hơn nhiều so với phụ nữ bình thường do việc lấy dưỡng chất nuôi bé. Do đó, với những bà bầu có tiền sử về bệnh xương khớp trước đó, thời kỳ mang thai thường gặp chứng đau mỏi vai gáy nghiêm trọng hơn và cũng khó áp dụng các cách giảm đau vai gáy cho bà bầu thông thường được.
2.4. Hệ tiêu hóa có vấn đề
Trong giai đoạn mang bầu, nếu hệ tiêu hóa của mẹ bầu không ổn định cũng hoàn toàn có thể là nguyên nhân gây đau vai gáy. Tiêu hóa yếu khiến cơ thể mẹ mệt mỏi, suy nhược nhanh chóng khiến các cơ vai gáy bị ảnh hưởng nhanh chóng hơn.
2.5. Tiền sản giật
Chứng tiền sản giật hay còn gọi là chứng nhiễm độc thai kỳ cũng là một trong những hiện tượng nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Chứng bệnh này hoàn toàn có thể gây nên những biểu hiện phụ trong đó có chứng đau mỏi vai gáy khi mang thai.
2.6. Mang thai ngoài tử cung
Ngoài những dấu hiệu thông thường do ảnh hưởng từ thời kỳ mang thai, đau mỏi vai gáy cũng có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho hiện tượng mai thai ngoài tử cung. Đây là tình trạng đặc biệt cho cả mẹ và con mà bạn sẽ cần khám thai sản định kỳ để phát hiện bệnh và tìm biện pháp khắc phục.
3. Cách giảm đau vai gáy cho bà bầu
3.1. Mẹ bầu nên vận động đúng tư thế
Những vận động vừa phải trong thời kỳ mang thai có tác dụng rất tốt đến sức khỏe và quá trình sinh sản của mẹ bầu. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên đặc biệt chú ý và lựa chọn những vận động vừa sức, tránh vận động quá sức gây mệt mỏi, đau nhức cơ thể.
3.2. Giữ tư thế đúng khi đi lại và làm việc
Khi mang thai, nhiều người vẫn khá lo lắng bà bầu bị đau vai gáy phải làm sao ? Đừng lo, chúng hoàn toàn có thể được cải thiện từ những việc nhỏ như chọn tư thế phù hợp, thoải mái khi ngồi nằm. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý thay đổi tư thế thường xuyên giúp cơ thể không phải chịu áp lực trong một khoảng thời gian quá lâu gây tác dụng ngược đến vai gáy.
Nên chọn 1 tư thế làm việc thoải mái, không nên ngồi yên 1 chỗ quá lâu (Nguồn: benh.vn)
3.3. Chườm nóng hoặc tắm nước ấm
Phương pháp chườm nóng là cách khá phổ biến được nhiều người yêu thích khi điều trị các chứng về đau, mỏi. Đây cũng là cách giảm đau vai gáy cho bà bầu thường được áp dụng nhất nhờ tác dụng thư giãn nhanh chóng và dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, các mẹ bầu nên tuyệt đối nhớ không được tắm quá lâu hay ngâm mình trong nước lạnh tránh gây nhiễm lạnh cơ thể.
3.4. Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Không chỉ điều trị đau vai gáy, dinh dưỡng đối với thời gian thai kỳ là vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Để cải thiện chứng vai gáy, các mẹ bầu nên chú ý bổ sung thực phẩm tươi, đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm chứa vitamin E, K, C, … Ngoài ra, bạn cũng có thể chú ý bổ sung thêm sắt và canxi từ các thực phẩm chức năng dành cho bà bầu.
Một chế độ dinh dưỡng, đầy đủ chất sẽ giúp cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy nhanh chóng (Nguồn: hatngon.shop)
3.5. Tập thể dục vừa phải đều đặn hàng ngày
Trong thời kỳ mang thai, các mẹ bầu đều luôn được khuyến khích áp dụng các bài tập nhẹ nhàng giúp thư giãn cơ thể và cải thiện xương khớp. Không chỉ là cách giảm đau vai gáy cho bà bầu hiệu quả mà còn giúp cơ thể mẹ bầu được thư giãn, tinh thần sảng khoái giúp đảm bảo chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu, giảm các hiện tượng nhức mỏi thắt lưng, cơ khớp, …
Thường xuyên kết hợp những bài tập nhẹ nhàng để tăng cường độ dẻo dai cho cơ thể (Nguồn: dantri.com.vn)
3.6. Massage vùng cổ vai gáy
Massage giúp máu vùng cổ gáy được lưu thông dễ dàng hơn, giúp cải thiện tình trạng đau mỏi vai gáy. Người nhà nên giúp thai phụ massage thường xuyên tối thiểu 2 lần/ tuần giúp xoa dịu những cơn đau, khó chịu cho mẹ bầu. Bạn cũng có thể tìm đến những dịch vụ massage chăm sóc mẹ bầu để trải nghiệm những phút giây thật thư giãn.
3.7. Dùng nệm và gối mềm khi ngủ và ngồi
Ngủ nghiêng thường xuyên hay việc tử cung chèn ép trong quá trình ngủ là một trong những nguyên nhân thường gặp gây nên chứng đau mỏi vai gáy. Sử dụng những loại nệm chèn 2 bên hoặc các loại gối ngủ riêng biệt cho bà bầu như gối chữ U, gối mềm sẽ giúp cải thiện giấc ngủ, tinh thần thoải mái cũng giúp cải thiện tối đa tình trạng đau nhức, các cơn đau sẽ được suy giảm nhanh chóng.
Có rất nhiều cách giảm đau vai gáy cho bà bầu mà bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra quá thường xuyên với cơn đau kéo dài, bạn nên chú ý và đi khám để được bác sĩ tư vấn.