7 lời khuyên dành cho các nhiếp ảnh gia mới vào nghề

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Nếu bạn mới bước chân vào ngành nhiếp ảnh, chắc hẳn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, ngay từ những điều cơ bản nhất. Chính vì lý do này, chúng tôi đã tổng hợp 7 mẹo nhỏ giúp cho bạn có thể khởi đầu đam mê của mình một cách dễ dàng hơn.

Hãy tận dụng chế độ tự động của máy ảnh

Bất cứ máy ảnh Point and Shoot nào hiện nay đều có các cài đặt tự động, và hiệu suất làm việc của chế độ tự động của máy ảnh thuộc dòng level-beginner đã được cải thiện rất nhiều trong vòng vài năm trở lại đây. Tất nhiên, trong tương lai bạn sẽ muốn khám phá hết các tính năng khác của máy ảnh, giúp bạn có thể điều khiển máy ảnh được tốt hơn và có những bức hình được như ý hơn, nhưng khi mới bắt đầu, các chế độ cài đặt tự động sẽ giúp bạn rất nhiều.

Biết rõ tầm hiệu quả của đèn flash

Đa số các máy ảnh level-entry đều có tầm flash hiệu quả khoảng từ 1.5-3m. Bất cứ bức ảnh nào được chụp với flash ngoài tầm hiệu quả này sẽ có thể không mang lại kết quả như ý muốn. Tuy nhiên, mỗi một máy ảnh lại có vài yếu tố khác nhau, vậy nên bạn phải kiểm tra trên hộp hay trong hướng dẫn sử dụng để tìm thông số kỹ thuật của máy ảnh mà bạn đang dùng để biết được tầm hiệu quả của đèn flash trên máy ảnh của bạn. Sau đó, bạn hãy chắc chắn rằng bạn đang chụp ảnh với flash đúng trong tầm hoạt động hiệu quả.

Chụp ảnh ở độ phân giải cao

Mặc dù những bức ảnh độ phân giải cao sẽ chiếm nhiều chỗ hơn trong thẻ nhớ của bạn, chụp ảnh với độ phân giải cao gần như luôn là lựa chọn thông minh. Vì dù sao thì bạn cũng không thể tăng độ phân giải cho một bức ảnh mà bạn đã chụp. Vấn đề duy nhất mà bạn phải lo là bạn phải có thẻ nhớ với dung lượng đủ lớn hoặc phải có vài thẻ nhớ đi cùng máy ảnh.

ảnh độ phân giải cao

ảnh độ phân giải cao

Chỉ sử dụng zoom quang học

Bạn nên tránh sử dụng zoom kỹ thuật số khi chụp ảnh. Zoom quang học thực sự phóng to hình ảnh của vật bằng ống kính, trong khi zoom kỹ thuật số lại sử dụng phần mềm để phóng to điểm ảnh của ảnh, và chính điều này sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng của ảnh khi phải in ra bản lớn. Với đa số các máy ảnh cho người mới, khi bạn zoom tới mức cao nhất của tính năng zoom quang học, sẽ có một khoảng dừng nhất định trước khi đi máy ảnh đi vào vùng zoom kỹ thuật số.

so sánh zoom quang học với zoom kỹ thuật số

so sánh zoom quang học với zoom kỹ thuật số

Đối với các máy ảnh có màn hình LCD, thông thường tính năng zoom kỹ thuật số sẽ được hiển thị với màu khác so với tính năng zoom quang học. Hãy chắc chắn rằng bạn ngừng zoom khi bạn đã đạt tới giới hạn của tính năng zoom quang học. Nếu bạn cần nhiều zoom hơn, hãy cố lại gần vật hay cảnh bạn cần chụp thay vì dùng zoom kỹ thuật số.

Lấy nét trước đối với các vật đang di chuyển

Gần như tất cả các máy ảnh cho phép bạn lấy nét trước vật bạn cần chụp bằng cách nhấn nút đóng màn trập xuống một nửa. Nếu bạn làm nét trước vật cần chụp, bạn sẽ giảm thời gian mà máy ảnh cần để ghi lại hình ảnh, làm tăng hiệu suất làm việc lên. Bằng cách đoán trước hướng di chuyển của vật, bạn có thể lấy nét ở một điểm mà vật sẽ đi qua và chụp ảnh của vật tại điểm đó. Vì bạn đã lấy nét trước đó, bạn sẽ không phải di chuyển máy ảnh theo chuyển động của vật và không sợ vật bị mờ trong ảnh do vật đang di chuyển nhanh khi bạn chụp.

Tìm cài đặt tắt tiếng

Mọi tiếng bíp và các âm thanh mà máy ảnh của bạn tạo ra khi chụp có thể sẽ làm người khác khó chịu, đặc biệt khi bạn chụp ảnh tại các sự kiện. Hãy tắt tất cả các âm của máy ảnh đi ngay sau khi bạn lấy máy ra khỏi hộp. Nếu bạn không biết cách, bạn có thể tìm trong menu Cài đặt của máy.

Đọc và tìm hiểu

Nếu máy ảnh của bạn có một hướng dẫn nhanh, hãy đọc bản hướng dẫn đó trước khi bạn bắt đầu sử dụng. Bản hướng dẫn đó sẽ giúp bạn có được vài thông tin và mẹo nhỏ để tìm ra được các tính năng cơ bản của máy ảnh. Còn nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về chiếc máy ảnh mà bạn đang dùng, bạn có thể đọc hướng dẫn đầy đủ.

Hồng Ngọc

Theo Camersabout

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đánh giá máy ảnh Olympus E-620: chiếc DSLR dành cho các "lính mới"

Đánh giá máy ảnh Olympus E-620: chiếc DSLR dành cho các "lính mới"

Olympus E-620 là một chiếc DSLR chất lượng tốt dành cho những người mới bắt đầu. Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia mới vào nghề, bạn sẽ hài lòng với màn hình sáng, bề ngoài chắc chắn nhưng lại nhẹ nhàng cùng với hệ thống lấy nét và ổn định hình ảnh hoạt động cực tốt.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.