Tốt nhất bạn nên chụp định dạng RAW
Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số đều cung cấp cho người dùng 2 định dạng ảnh : RAW và JPEG.
Nếu bạn lưu ảnh dưới định dạng JPEG thì tất cả các thao tác bạn thực hiện với máy ảnh sẽ bị khóa và tấm ảnh cuối.
Dù bạn thấy ảnh của mình quá tối hoặc quá sáng hoặc màu sắc của ảnh không đúng bạn cũng không thể sửa nó trong Photoshop hoặc các phần mềm chỉnh sửa ảnh tương tự.
Vấn đề của định dạng JPEG đó là: so sánh với các định dạng ảnh khác, hình ảnh bị nén quá nhiều nên chất lượng ảnh sẽ kém đi khi bạn chỉnh sửa thêm và tiếp tục lưu file. Ngược lại, nếu bạn lưu ảnh dưới định dạng RAW bạn có thể thoải mái lưu dữ liệu ảnh chưa chỉnh sửa từ máy ảnh.
Thực tế thì tất cả ảnh kỹ thuật số đều được chụp ở định dạng RAW. Nếu bạn sử dụng tùy chọn JPEG của máy thì nó sẽ xử lý các dữ liệu chưa chỉnh sửa và lưu định dạng JPEG vào thẻ nhớ.
Nếu bạn chọn lưu ảnh dưới định dạng RAW chứ không phải JPEG thì bạn sẽ phải tự xử lý hình ảnh ngay trên máy hoặc xử lý bằng phần mềm Lightroom.
Lưu ảnh dưới định dạng RAW giúp bạn có thể thay đổi một số cài đặt hình ảnh sau khi bạn chụp hình.
Bạn muốn thử dùng chế độ cân bằng trắng khác hoặc Picture Style hay muốn tinh chỉnh độ phơi sáng và độ sắc nét? Hãy sử dụng định dạng RAW.
Bạn sẽ không thể thay đổi khẩu độ, tốc độ màn trập, độ nhạy sáng hoặc điểm lấy nét nên hãy cố gắng làm theo các nguyên tắc nhiếp ảnh cơ bản này mỗi lần bạn chụp ảnh.
Đừng để vùng sáng bị mất chi tiết
Nếu một bức ảnh bị thừa sáng thì các chi tiết sẽ có nguy cơ bị mất màu sắc do các vùng sáng hơn. Các vùng sáng bị mất chi tiết trông không đẹp mắt chút nào. Xử lý chúng sẽ là việc bạn ưu tiên làm đầu tiên khi bạn chụp ảnh.
Để làm được điều đó trước tiên bạn phải tìm được BIỂU ĐỒ ÁNH SÁNG của máy ảnh, nó là biểu độ hiển thị dọc theo bức ảnh khi bạn sử dụng playback hoặc Live View.
Đây chính là người hướng dẫn tức thì của bạn về độ phơi sáng của ảnh. Các vùng sáng sẽ ở bên phải và các vùng tối ở bên trái.
Nếu biểu đồ hướng về phía tay phải của màn hình hiển thị thì bức ảnh bị thừa sáng. Bạn có thể kiểm tra lại bằng cách kích hoạt chức năng Highlight Alert của máy, bạn sẽ thấy nó trong menu Playback. Nó sẽ làm các vùng của ảnh bị thừa sáng khi bạn xem lại hình ảnh.
Nếu vấn đề này xảy ra, bạn hãy học cách sử dụng chức năng Exposure Compensation – Bù sáng để giảm độ phơi sáng và chụp bức hình khác.
Chú ý đến tốc độ màn trập
Có rất nhiều lý do khiến ảnh bạn chụp bị mờ, có thể do bạn đặt sai chế độ lấy nét tự động của máy ản hoặc ống kính của bạn không lấy nét đúng vị trí.
Nhưng việc lựa chọn tốc độ màn trập mới thực sự ảnh hưởng đến độ sắc nét của các bức ảnh.
Theo như quy tắc Ngón tay cái thì tốc độ màn trập phải tương đương hoặc lớn hơn độ dài tiêu cự của ống kính (ví dự như ống kính 500 mm thì tốc độ là 1/50s) để giúp người chụp có được những bức ảnh sắc nét.
Khi bạn đang tập trung chụp ảnh bạn rất dễ quên mất rằng mình phải kiểm tra tốc độ màn trập. vì vậy hãy nhớ kỹ điều này: nếu bạn không chịu kiểm tra màn trập trước khi chụp, những gì bạn có được chỉ có thể là những bức ảnh mờ mịt mà thôi.
Đừng sợ mắc lỗi
Hẳn là bạn nghĩ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp (những người đáng tin, kiên định và sáng tạo) đều thức dậy, ngay lập tức quyết định sẽ đi đâu chụp và chụp đươc ngay những bức ảnh đẹp long lanh.
Họ cũng giống như chúng ta mà thôi. Họ cũng lóng ngóng với hàng đống nút xoay và nút bấm, cảm thấy thất vọng khi ảnh quá tối hoặc quá sáng và vui sướng vô cùng khi chụp được một bức ảnh sắc nét.
Nhiếp ảnh gia phon cảnh huyền thoại Ansel Adams đã từng nói rằng: “chụp được 12 bức ảnh đẹp 1 năm đã là một vụ mùa bội thu rồi”.
Một trong số nhiếp ảnh gia xuất sắc nhất thế giới còn chẳng lo lắng về số lượng “thành quả” của mình trong 1 năm vậy thì bạn cũng chẳng nên lo lắng làm gì.
Loại bỏ tiếng “bíp”
Tiếng bíp khó chịu cứ vang lên mỗi lần máy ảnh của bạn lấy nét trước khi chụp. Loại bỏ âm thanh phiền toái đó tuy không giúp cải thiện kỹ năng chụp ảnh của bạn nhưng nó sẽ giúp quá trình chụp ảnh của bạn trở nên dễ chịu hơn với chính bạn và những người xung quanh bạn.
Nhìn vào hậu cảnh trước
Chất lượng của phông nền có thể làm nên hoặc phá hỏng một bức ảnh dù cho đối tượng chụp có đẹp và long lanh cỡ nào đi nữa.
Hãy chú ý đến những vật thể sáng và có màu sắc hay bất kỳ yếu tố nào làm bạn xao nhãng, không để tâm đến tiêu điểm.
Biết đâu một ngày bạn sẽ có cơ hội chụp ảnh Angelina Jolie nhưng ngay lúc ấy có một chiếc xe đỏ bóng loáng hoặc một cái cột điện thoại xuất hiện ngay phía sau cô ấy và mọi ánh mắt sẽ đổ dồn về những vật ấy thay vì cô ấy. Tin tôi đi, cô ấy sẽ không cảm ơn bạn vì điều đó đâu.
Hồng Ngọc
TheoDigitalcameraworld
Websosanh.vn – Web so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam