10 lời khuyên hữu ích cho nhiếp ảnh gia mới vào nghề (phần 1)

Chuyển tới nội dung chính trong bài [Xem]
Bạn mới bước chân vào lĩnh vực nhiếp ảnh? Bạn cần một vài lời khuyên để giúp bạn vững vàng hơn trong nghề? Chúng tôi sẽ đưa cho bạn 10 lời khuyên hữu ích giúp bạn trở thành một nhiếp ảnh gia tự tin hơn.

Đừng lo lắng về chất lượng chiếc máy ảnh kỹ thuật số của bạn

Mỗi lần quyết định mua máy ảnh hẳn bạn thường sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn bởi lẽ bạn phân vân không biết chất lượng máy ảnh có tốt không, liệu mình có thể trở thành nhiếp ảnh gia giỏi nhờ vào chiếc máy ảnh đó không. Đừng lo lắng! Bất kỳ máy ảnh nào cũng có thể tạo ra những hình ảnh tuyệt vời cho bạn.

Đúng vậy, một vài chiếc máy ảnh kỹ thuật số sẽ có dải tần nhạy sáng rộng hợn còn một số khác lại có hệ thống lấy nét hoạt động hiệu quả hơn.

Tóm lại, chất lượng của một bức ảnh phụ thuộc vào bố cục của nó, cụ thể là cách bạn thêm bớt các chi tiết của bức ảnh và cách bạn sắp xếp chúng trong khung hình.

Lựa chọn chế độ chụp thích hợp

Các chế độ chụp cảnh của máy ảnh kỹ thuật số rất phù hợp để chụp ảnh nhanh nhưng nếu bạn chụp nhiều ảnh sáng tạo hơn thì bạn sử dụng các chế độ chụp bán tự động tiên tiến hơn.

Aperture Priority (Viết tắt là A hoặc Av) – Ưu tiên khẩu độ: bạn hãy chọn chế độ này nếu bạn muốn điều chỉnh độ sâu trường ảnh để biết được từ phía trước đến phía sau hình ảnh sắc nét như thế nào. Đây là chế độ chụp phù hợp cho chụp chân dung, phong cảnh và chụp cận cảnh.

Ưu tiên khẩu độ là chế độ bán tự động: bạn cài đặt khẩu độ và sau đó máy ảnh sẽ cài đặt một tốc độ màn trập tương ứng cho một mức độ phơi sáng chuẩn xác dựa trên khả năng thu nhận hình ảnh.

Shutter Priority (Viết tắt S hoặc Tv) – Ưu tiên màn trập: hoạt động tương tự chế độ Ưu tiên khẩu độ, tuy nhiên thay vì điều chỉnh trường ảnh thì bạn điều chỉnh tốc độ màn trập và máy ảnh sẽ cài đặt khẩu độ thích hợp. Chế độ này tạo nên chế độ chụp hoàn hảo cho bạn lựa chọn khi bạn chụp ảnh chuyển động và thể thao.

Program mode (Viết tắt là P) – chế độ Program: là một chế độ tự động hoàn toàn công nghệ tiên tiến, máy ảnh sẽ tự cài đặt cả khẩu độ và tốc độ màn trập.

Tuy nhiên bạn có thể điều chỉnh nút xoay của máy ảnh để thay đổi chế độ kết hợp khẩu độ và tốc độ màn trập để có được hiệu ứng khác trong khi vẫn giữ nguyên độ phơi sáng.

Chế độ Program là lựa chọn hàng đầu cho bạn khi bạn chụp ảnh on the fly.

Đừng nghĩ bạn nhất định phải sử dụng chế độ điều khiển bằng tay

Chúng ta thường thích dùng chế độ điều khiển bằng tay càng nhiều càng tốt. tuy nhiên chúng ta không biết rằng chế độ cài đặt tự động của máy cũng mang đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích.

Lấy chế độ cân bằng trắng làm ví dụ. Cài đặt Auto White Balance (AWB) – Cân bằng trắng tự động hoạt động khá tốt trong nhiều trường hợp. Tuy chức năng phối ánh sáng vẫn còn chưa hoàn toàn tốt, ví dụ như cảnh mặt trời lặn chụp bời máy trông không được sinh động như thật, nhưng về mặt tổng thể thì máy khá tốt trong việc loại bỏ các màu không mong muốn.

Hệ thống tự động lấy nét của máy ảnh thường có tốc độ nhanh hơn lấy nét bằng tay, mặc dù nếu bạn muốn có kết quả chính xác hơn thì bạn phải cho máy biết vị trí mà bạn muốn lấy nét bằng cách chọn một trong các điểm lấy nét trên kính ngắm.

ISO tự động cũng hoạt động rất tốt. Sử dụng ISO tự động, máy ảnh sẽ tăng và giảm mức nhạy sáng khi bạn di chuyển từ vùng tối ra vùng sáng, giúp bạn chụp được những bức ảnh sắc nét.

Chờ điều kiện ánh sáng thích hợp

Một nhiếp ảnh gia phải luôn nghĩ đến chất lượng, số lượng và hướng đi của ánh sáng, xem xét xem nó có phù hợp với đối tượng chụp hay không.

Để thu được đầy đủ các chi tiết và giảm thiểu sự tương phản của cảnh, bạn hãy chụp khi ánh sáng mờ và bị khuếch tán. Những bức chân dung ngoài trời và ảnh chụp cận cảnh sẽ tuyệt đẹp khi bạn chụp dưới bầu trời sáng nhưng có mây. Bạn không nên chụp vào thời điểm giữa ngày hoặc vào ngày trời quang, ánh sáng lúc đó rất chói mắt.

Những nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh thường đặt báo thức để dậy sớm là vì một lý do: thu được lượng ánh sáng dồi dào lúc bình minh (và hoàng hôn) bổ sung thêm warmth and texture cho các bức ảnh chụp vùng quê hoặc bờ biển.

Việc thử nghiệm ảnh hưởng của ánh sáng nền bằng cách chụp ảnh một vật khi vật đó đang được chiếu sáng từ bên cạnh mang lại kết quả khá ấn tượng. Tốt nhất là nên chụp ảnh với mặt trời ở sau lưng bạn, nhưng đừng để bóng của bạn lọt vào khung hình.

Tóm lại, hãy chú ý đến yếu tố ánh sáng và tìm ra vị trí thích hợp cho máy ảnh để nó có thể tận dụng ánh sáng một cách triệt để.

(còn tiếp)

Hồng Ngọc

Theo Digitalcameraworld

Websosanh.vn – Web so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

7 lời khuyên dành cho các nhiếp ảnh gia mới vào nghề

7 lời khuyên dành cho các nhiếp ảnh gia mới vào nghề

Nếu bạn mới bước chân vào ngành nhiếp ảnh, chắc hẳn bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, ngay từ những điều cơ bản nhất. Chính vì lý do này, chúng tôi đã tổng hợp 7 mẹo nhỏ giúp cho bạn có thể khởi đầu đam mê của mình một cách dễ dàng hơn.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.