Cách đấu quạt trần như thế nào để đảm bảo an toàn là vấn đề nhiều người lo lắng bởi e ngại về sự phức tạp của hệ thống điện. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé.
1 . Khi nào bạn cần đấu quạt trần?
Một ưu điểm nổi bật hơn hẳn của quạt trần so với các thiết bị làm mát khác chính là luồng gió được tạo ra rất giống với gió tự nhiên. Gió từ quạt trần được phân bổ ra trên toàn bộ không gian, điều này giúp không khí trong phòng được lưu thông nên rất tốt cho sức khỏe. Được lắp đặt ở trên cao giúp tiết kiệm diện tích mà cách đấu tụ quạt trần cũng khá đơn giản nên nhiều gia đình lựa chọn mua máy điều hòa chất lượng để dùng chung và điều tiết không khí trong phòng.
Nếu bạn sinh sống ở vùng có nhiệt độ không quá nóng và điều hòa là không cần thiết thì sử dụng riêng 1 chiếc quạt trần là lựa chọn phù hợp. Chỉ tiêu thụ điện bằng một chiếc bóng đèn 100W, quạt trần là phương án tiết kiệm hiệu quả, chỉ bằng 30 – 40% năng lượng điện của điều hòa. Cách đấu quạt trần cũng không phức tạp và yêu cầu không gian kín như sử dụng điều hòa nên phù hợp với nhiều gia đình.
Bạn thường thấy quạt trần được sử dụng ở phòng khách hay văn phòng làm việc, nhà xưởng,… đây đều là những không gian có diện tích khá lớn và quạt trần được phát huy tối đa khả năng làm mát trên 1 vùng rộng. Thông thường, sải cánh của quạt trần có độ dài 1 – 2m, không gian làm mát có thể lên đến 10 – 20m2 xung quanh vị trí lắp quạt.
Ngoài những lý do trên, thêm 1 điểm cộng nữa để bạn muốn sắm ngay 1 chiếc quạt trần đẹp cho gia đình chính là sử dụng như 1 vật dụng trang trí cho căn phòng. Mang lại không gian sang trọng và tinh tế, cách đấu dây quạt trần lại đơn giản nên được nhiều gia chủ lựa chọn để khẳng định phong cách cho ngôi nhà.
2. Hướng dẫn cách đấu quạt trần theo 9 bước đơn giản tại nhà
Cách đấu quạt trần nhanh nhất là bạn chuẩn bị tất cả vật dụng, và mọi thứ sẵn sàng để sử dụng để tiến hành đấu quạt một cách an toàn nhất: 1 bộ quạt trần, hộp điện kim loại, kìm tuốt dây, đầu nối dây điện, băng dán điện, bút thử điện, thiết bị vặn ốc, bộ khoan gồm đầu ốc và mũi khoan, cái kìm, thang và đừng quên 1 chiếc kính bảo vệ cho mắt của bạn.
Cần phải lưu ý rằng, đối với tất cả các thiết bị điện, điện tử nói chung và quạt trần nói riêng, trước khi tiến hành lắp đặt bạn đều phải đọc thật kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất. Ngoài những lưu ý đặc biệt theo hướng dẫn cách đấu dây quạt trần theo 9 bước cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn dễ theo dõi và đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt.
Bước 1: Ngắt nguồn điện: nếu bạn biết chính xác vị trí ngắt nguồn điện nơi bạn lắp quạt thì chỉ cần ngắt khu vực đó, nếu không thì nên ngắt cầu giao tổng. Sau đó, bạn dùng bút thử điện để kiểm tra xem điện đã được ngắt hoàn toàn chưa.
Bước 2: Sử dụng hộp điện kim loại dành cho quạt trần. Nếu hộp điện không lắp được 1 cách chắc chắn, bạn nên sử dụng thêm khung treo để nới rộng.
Bước 3: Gắn chặt khung treo vào hộp điện ở trên trần nhà bằng đinh ốc và vòng đệm có khóa.
Bước 4: Luồn dây điện của động cơ quạt theo thứ tự qua thanh treo, sau đó là nắp chụp rồi nhét thanh treo vào trong hộp đựng động cơ.
Bước 5: Dùng thanh nối và chốt định vị để đính chặt thanh treo. Ở bước này bạn nên chú ý về số lượng ốc định vị. Một vài loại quạt có thể có 1 hoặc 2 ốc định vị.
Bước 6: Nhấc khối đã ráp gắn vào khung treo.
Bước 7: Nối dây điện cùng màu lại với nhau lại trong hộp điện.
Bước 8: Sử dụng băng keo để quấn chặt các mối dây rồi nhét vào trong hộp điện, gấp nắp chụp quạt trần lại rồi siết chặt các ốc đính kèm.
Bước 9: Cuối cùng, lắp cánh quạt bằng đinh ốc và vòng đệm đính kèm theo.
Vậy là đã hoàn thành 9 bước theo cách đấu điện quạt trần đơn giản và an toàn tại nhà. Với các bước này bạn hoàn toàn có thể áp dụng với hầu hết các thương hiệu quạt trần hiện nay như quạt trần Panasonic, Vinawind, quạt trần Benny, Hatari,… Chỉ cần làm theo đúng như hướng dẫn và thêm chút cẩn thận, tỉ mỉ là bạn hoàn toàn có thể tự tay thực hiện. Tham khảo kỹ và chia sẻ cách đấu quạt trần đúng cách và quy trình lắp đặt quạt trần chi tiết để trở thành những chàng trai cô gái đa năng và đảm đang hơn nhé.