9 ý tưởng chụp ảnh cực sáng tạo bạn nên thử trong tháng 8 này (phần 2)

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Tiếp nối 4 ý tưởng ở phần 1, phần 2 này sẽ giới thiệu tới bạn 5 ý tưởng còn lại trong chuỗi các ý tưởng chụp ảnh sáng tạo cho tháng 8 này. Hãy chờ xem đó là những ý tưởng độc đáo nào nhé.

“Kể chuyện” qua các bức ảnh

Nếu bạn muốn thổi một luồng gió mới cho những bức ảnh chụp chân dung của bạn thì hãy lấy cảm hứng từ nhiếp ảnh gia đến từ bang Georgia của Mỹ – Mariam Sitchinava.

Mariam đã thu hút sự chú ý của cả thế giới với những bức ảnh đẹp như mơ của cô ấy, dù cô ấy mới bắt đầu theo đuổi nghề nhiếp ảnh từ năm 2009.

Nhiếp ảnh gia này đặc biệt đam mê chụp chân dung và chụp hình thời trang, đó là những đối tượng mà cô ấy thể hiện được sự dịu dàng, nhẹ nhàng và tự nhiên.

Bạn sẽ cảm thấy những shot hình của cô ấy giống như một phần nhỏ của một câu chuyện lớn chứ không đơn thuần là một bức hình đơn lẻ, chúng sẽ để lại cho bạn vô vàn câu hỏi không lời giải đáp chứ không hề cung cấp nhiều thông tin cho bạn.

Hãy thử chụp mọi người theo một tuần tự hoặc chụp những thứ bí ẩn, mơ hồ, thậm chí siêu thực, hãy dùng ánh sáng nhẹ nhàng, những tông màu dịu, dùng cả nhiễu hạt để tăng thêm phần huyền bí cho ảnh.

Bạn cần bắt đầu như thế nào?

* Bạn không cần dùng máy ảnh quá đắt tiền để tạo ra những bức ảnh đẹp siêu thực. Mariam dùng một chiếc Zenit (loại máy ảnh cũ từ thời Liên xô) với phim Fujifilm Superia ISO 400. Cô ấy chia sẻ: “Tôi chụp hoàn toàn bằng tay. Tôi không sử dụng công cụ phơi sáng bởi vì tôi thích chụp dưới ánh sáng tự nhiên và tôi thay đổi khẩu độ liên tục. Thậm chí tôi không nhớ nổi mình đã chụp ở tốc độ màn chập bao nhiêu nữa”.

* Khi chụp người/vật theo thứ tự, hãy cố gắng tạo nên một “dòng chảy” liền mạch, tuy nhiên bạn không nhất thiết cần một bức ảnh “kết”, đôi khi một kết thúc mở sẽ khơi gợi trí tưởng tượng của người xem hơn.

* Hãy giúp mẫu cảm thấy thoải mái và tự nhiên nhất có thể chứ đừng bắt mẫu phải theo khuôn mẫu bạn tạo ra. Điều này cực kỳ quan trọng khi bạn chụp hình gia đình hoặc bạn bè.

Chụp những “pô” ảnh thức ăn đường phố chân thật nhất

Những bức ảnh chụp thức ăn đường phố nhiều khi còn đẹp hơn cả những đĩa “cao lương mỹ vị” trong nhà hàng cao cấp. Ngoài ra bạn còn có thể chụp người bán đồ ăn nữa.

Nhiếp ảnh gia đạt danh hiệu Nhiếp ảnh gia chụp đồ ăn số 1 của năm tại cuộc thi Pink Lady – David Griffen đã giành chiến thắng nhờ vào một bức ảnh chụp một người làm đồ ăn ngoài phố ở Kuala Lumpur, bức hình nói lên được tay nghề chặt gà tuyệt vời của người đàn ông này.

“Một khung cảnh tuyệt vời. Hãy nhìn những cuộn khói bốc lên từ ống khói ở phía bên này và những làn khói từ người đàn ông đang hút thuốc lá ở phía bên kia xem. Tôi có cảm giác anh ta giống như một người “ngoại đạo”. Trong giới ẩm thực luôn có rất nhiều người như vậy. Họ kiếm sống bằng cách đứng bếp hằng ngày cũng chỉ bởi vì họ cảm thấy thư thái khi ở trong đó.” – nhà phê bình ẩm thực và trưởng giám khảo của cuộc thi Jay Rayner nhận xét.

Bạn cần bắt đầu như thế nào?

* Bức ảnh giành giải của David không hề được sắp xếp chút nào, vậy nên hãy chú ý đến những đồ ăn tưởng như tầm thường nhưng lại cực “ăn ảnh” trong lần tới bạn đi du lịch hoặc đơn giản chỉ là đi vòng quanh khu đồ của mình. Hãy đi thăm thú chợ vào ngày nghỉ như David đã làm nhé.

* Hãy “kêu gọi” sự “hợp tác” từ đối tượng chụp. David hồi tưởng lại: “Người đàn ông đó nhận ra tôi đang chụp ảnh ông ấy, ông ấy gật đầu với tôi khi tôi xem lại ảnh rồi mặc kệ tôi và tiếp tục làm công việc của mình”

* Hãy cài đặt mức phơi sáng trước khi chụp. David sử dụng Nikon D810, ống kính Zeiss f/2 50 mm điều chỉnh bằng tay và độ ISO cao. Davia chia sẻ: “Tính năng lấy nét của máy sẽ “dở chứng” khi bạn chụp với ống kính mở lớn. chiếc D810 chụp cực tốt khi ở ISO 1600 và bản thân tôi thích ảnh hơi “sạn” một chút”.

* David bổ sung: “Bạn nên quan sát đối tượng làm việc một lúc trước khi chụp người đó. Hãy tin vào bản năng của mình, bạn sẽ biết khi nào nên và không nên chụp. Bạn hãy tôn trọng đối tượng bằng cách đợi “tín hiệu” từ họ”.

Ghi lại khoảnh khắc các phương tiện giao thông đang di chuyển

Thành phố có nhiều thứ hay ho cho bạn chụp ảnh hơn bạn tưởng đó. Một chiếc tàu điện ngầm có vẻ không hấp dẫn bạn cho lắm nhưng nếu bạn quan sát ở một khoảng cách hợp lý bạn sẽ phải thay đổi suy nghĩ đó.

Nhiếp ảnh gia Zsolt Hlinka (zsolthlinka.com) chụp bức ảnh này tại Budapest. Nó là một phần của dự án ảnh mang tên “Nhà Ga”.

Sự đối lập được tạo ra khi người ta nhìn thấy sự tĩnh lặng và trống trải của nhà ga lại được vô tình sắp xếp ở cạnh tiếng rít ầm ầm của động cơ khi tàu di chuyển, nó tạo nên một khung cảnh vô cùng đặc biệt.

Quy tắc về việc chụp ảnh tàu điện ngầm ở mỗi một quốc gia lại khác nhau, vậy nên nếu chính quyền địa phương không cho phép bạn đến gần để chụp thì bạn hãy chụp tàu từ phía trên với kỹ thuật chụp tương tự.

Xe bus, xe điện, tàu (điện ngầm), xe đạp, thậm chí người đang trong trạng thái di chuyển đều tạo ra hiệu ứng tương đương nhau nếu bạn chụp với tốc độ màn chập thấp.

Bạn cần bắt đầu như thế nào?

* Bạn cần giữ máy thật ổn định nếu bạn muốn chụp phơi sáng dài. Rất nhiều ga tàu điện ngầm không cho phép bạn dùng chân máy, vậy nên bạn cần đặt máy ảnh trên một bờ tường hoặc ghế dài để chụp hình.

* Cài đặt chế độ sử dụng bằng tay cho máy ảnh và để tốc độ chụp từ 2-6 giây. Điều này giúp bạn chụp được chuyển động của phương tiện.

* Phải căn thời gian chuẩn xác. Bạn có thể đứng nguyên một chỗ và lấy khung cho ảnh để chụp được những bức hình như ý.

Chụp ảnh chân dung cho chú chó của bạn

Chó là người bạn trung thành nhất của con người, vậy nên chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng ta chụp ảnh những người bạn thân thiết này của chúng ta.

Nhiếp ảnh gia Mel Taylor là chuyên gia chụp ảnh vật nuôi, cô ấy biết cách để chụp được những bức ảnh vật nuôi đẹp nhất. Mel luôn “thủ” sẵn một vài loại ống kính trong túi nhưng cô ấy ưu tiên sử dụng ống kính zoom dài cùng với loại 70-200mm và 100-400mm ưa thích của cô ấy.

Mel nói rằng: ”Tôi thường sử dụng khẩu độ khoảng f/4 đến f/8 khi chụp ảnh những chú chó. Bạn cần có độ sâu trường ảnh hợp lý để chụp được những bức ảnh đối tượng chụp – những chú chó – sắc nét nhất có thể đồng thời làm mờ những chi tiết của phông nền. Tôi thường để khẩu độ ở f/5.6 khi chụp một chú chó riêng lẻ, với khẩu độ ấy tôi có thể lấy nét mũi và mắt của nó thật rõ ràng”.

Mel cũng nói về tầm quan trọng của việc chọn đúng phông nền: “Hãy cố gắng lấy phông nền càng đơn giản càng tốt. Bạn cũng nên nhớ là bạn để đối tượng chụp đứng cách phông nền một khoảng cách đủ xa để làm nổi đối tượng”.

Bạn cần bắt đầu như thế nào?

* Mel đã khuyên rằng nếu bạn muốn chụp đối tượng hoạt động thì hãy dùng tốc độ màn chập đủ nhanh để “đóng băng” hành động. Cô ấy nói rằng: “Ít nhất bạn hãy sử dụng tốc độ màn chập tương đương độ dài tiêu cự của ống kính. Tôi thử chụp ở bất kì nơi nào giúp tôi tăng gấp đôi tốc độ màn chập để ngăn chặn tình trạng rung máy khi tôi chụp bằng tay. Điều này có nghĩa là bạn hãy tăng độ ISO cao lên nếu nguồn sáng không đủ tốt”.

* Mel còn khuyên bạn đừng sợ bị lấm bẩn hoặc bị ướt. “Hãy cúi thấp xuống sàn nhà và để tầm mắt ngang với chú chó bạn đang chụp chứ đừng chụp khi bạn nhìn xuống nó” – cô ấy chia sẻ.

Tìm ra “khuôn mặt” trên những bông hoa

Những nhiếp ảnh gia sáng tạo sẽ tìm thấy nguồn cảm hứng ở bất kỳ đâu và luôn tràn đầy cảm hứng khi chụp. Nhiếp ảnh gia người Đức Bettina Güber đã nhìn ra những “khuôn mặt” trên những bông hoa anh túc và chụp chúng theo một cách tinh nghịch nhưng vẫn cực kỳ đặc sắc.

Bettina chia sẻ “Thật ra tôi cũng không có gì nhiều để nói, tôi chợt nhận ra những bông hoa đều có khuôn mặt vậy nên tôi lấy chiếc Nikon của mình, chụp chúng với ánh sáng tự nhiên và chỉnh sửa một chút. Tất cả chỉ có vậy”.

Đây chính là một minh chứng rằng bạn không cần du lịch vong quanh thế giới hay nghĩ ra cách độc đáo để tiếp cận mọi người, mọi địa điểm mới có thể chụp được những bức ảnh đẹp.

Bạn cần bắt đầu như thế nào?

* Mặc dù Bettina chỉ sử dụng ánh sáng tự nhiên, thậm chỉ không dùng cả gương phản xạ, cô ấy lại sử dụng chân máy và một tấm bìa các tông trắng làm phông nền. Phông nền hỗn loạn chắc chắn sẽ làm người xem không còn hứng thú ngắm những bông hoa trên ảnh nữa.

* Bettina sử dụng máy ảnh Nikon D7000 SLR và ống kính AF-S Micro NIKKOR 40mm 1:2.8 G

* Nhiếp ảnh gia của chúng ta đã chỉnh sửa ảnh bằng Photoshop CS6 với hiệu ứng Perfect Effects 9. Bettina giải thích: “Tôi đã khử bão hòa và thay đổi tông màu cho ảnh”.

Hồng Ngọc

Theo Digitalcameraworld

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

TIN TỨC LIÊN QUAN

Đánh giá nhanh về máy ảnh chuyên nghiệp Nikon D7000

Đánh giá nhanh về máy ảnh chuyên nghiệp Nikon D7000

Nikon là dòng máy ảnh tên tuổi được nhiều người chụp ảnh trên thế giới tin dùng, và chiếc NIkon D7000 mặc dù ra đời khá lâu nhưng vẫn được nhiều người săn tìm. Vậy sản phẩm này có điều gì đáng chú ý.

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.
Đăng nhập
Chào mừng bạn quay lại với Websosanh!