Trong quá trình sử dụng bếp từ, bạn sẽ khó tránh khỏi việc bếp từ gặp sự cố. Khi gặp sự cố thì màn hình điều khiển của bếp từ sẽ hiển thị thông báo lỗi trên màn hình cho người dùng biết. Với trường hợp bếp từ lỗi E2, nguyên nhân là gì và cần phải xử lý lỗi E2 này như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay!
Bếp từ lỗi E2 là lỗi gì?
Mã lỗi E2 hiển thị trên bảng điều khiển điện tử của bếp từ nhằm báo lỗi nguồn điện áp cho bếp từ quá cao hoặc dụng cụ nấu nướng không phù hợp; hoặc trong nồi nấu không chứa thực phẩm.
Nguyên nhân bếp từ báo lỗi E2
Lỗi E2 là 1 trong các mã báo lỗi trên bếp từ thường gặp trong quá trình sử dụng. Và lỗi E2 có thể xảy ra do các nguyên nhân sau đây:
- Bếp từ báo lỗi E2 vì nguồn điện: cụ thể là do nguồn điện cao hơn 260V trong khi mức điện áp cho phép của bếp từ là 240-260V nên bếp từ tự động ngừng hoạt động & báo lỗi E2 để đảm bảo an toàn cho người nấu và thiết bị.
- Bếp từ lỗi E2 do nồi, dụng cụ nấu trên bếp: chẳng hạn như nồi nấu sử dụng không phù hợp với mặt bếp; đường kính đáy nồi nấu nhỏ hơn đường kính mặt bếp từ; nồi nấu đặt lên bếp quá lâu nhưng không có đồ ăn bên trong.
Hướng dẫn sửa bếp từ báo lỗi E2
Bạn có thể khắc phục lỗi E2 tương ứng với từng nguyên nhân đưa ra ở trên như sau:
- Bước 1. Tắt bếp bằng cách nhấn nút off ở trên bề mặt bếp từ.
- Bước 2. Tiến hành kiểm tra xem nguyên nhân báo lỗi E2 là gì và chọn hướng xử lý phù hợp. Cụ thể:
1. Sửa bếp từ lỗi E2 do nguồn điện
Nếu nguyên nhân báo mã lỗi E2 là vì nguồn điện, bạn cần kiểm tra xem nguồn điện cấp cho bếp từ có phải là nguồn 220V không. Cụ thể, bạn cần tiến hành tắt bếp từ ngay, kiểm tra nhiệt độ nồi (tránh dùng tay chạm vào nồi để không bỏng). Nếu nhiệt độ nồi quá cao, nhấc dụng cụ nấu ra khỏi bếp, để nguội, rồi bật bếp nấu tiếp sẽ không còn bị báo lỗi E2 nữa.
Trong trường hợp nguồn điện cao hơn hoặc thấp hơn 220V thì các gia đình nên dùng thêm ổn áp để điều chỉnh cho dòng điện ổn định. Lưu ý khi sử dụng bếp từ tại nhà, tránh để tình trạng này xảy ra thường xuyên vì nó sẽ làm giảm tuổi thọ bếp từ.
2. Sửa bếp từ lỗi E2 do nồi, dụng cụ nấu
- Sử dụng dụng cụ nấu có tính nhiễm từ cao để thu nhiệt tốt nhất.
- Dùng loại nồi có đường kính đáy nồi vừa hoặc lớn hơn so với đường kính mặt bếp để tăng khả năng tiếp xúc nhiệt & cũng giúp nhiệt không bị thất thoát ra ngoài.
- Trong trường hợp nồi nấu chưa có đồ ăn thì bạn ngắt bếp và cho đồ ăn vào nồi rồi tiến hành nấu tiếp là được.
Kinh nghiệm lựa nồi bếp từ cực chuẩn
Không phải nồi chảo nào cũng nấu được trên bếp từ nên chị em nội trợ cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Kiểm tra chất liệu nồi bằng nam châm: Bếp từ chỉ dùng được nồi nấu có chất liệu từ gang, thép không gỉ, sứ… Nói chung là nồi được làm từ vật liệu có từ tính. Do đó, có thể dùng nam châm để kiểm tra khả năng từ tính của đồ dùng? Nếu nam châm có bị hút thì nồi, chảo ấy có từ tính & bạn có thể dùng chúng để nấu ăn trên bếp từ.
- Chọn đáy nồi phẳng: việc đun nấu trên bếp sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn nếu diện tích tiếp xúc giữa đáy nồi và bề mặt bếp càng nhiều. Vì vậy hãy chọn đáy nồi phẳng cùng với chất liệu nhiễm từ (như inox, gang) & dày dặn để để sử dụng nhé!
- Chú ý thông tin dán nhãn của nồi: Đa số các sản phẩm dùng cho bếp từ đều có chú thích rõ các thông tin trên bao bì hoặc trên chính sản phẩm đó (thường ở đáy nồi). Nếu thấy biểu tượng cuộn dây điện trở từ trường, hoặc chữ “induction” thì sản phẩm đó dùng được trên bếp từ.
- Dùng nồi chuyên cho 1 loại bếp: không nên sử dụng nồi cùng lúc cho cả bếp từ lẫn bếp gas.
Như vậy, chúng tôi đã giải đáp đến bạn đọc các thắc mắc bếp từ lỗi E2 là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi E2 mà không cần thợ. Chúc bạn sử dụng bếp từ nấu nướng thật hiệu quả nhé!