Các hiệu ứng ánh sáng trong nhiếp ảnh

Chuyển tới nội dung chính trong bài[xem]
Trong bài viết này, bạn sẽ biết được 7 loại ánh sáng khác nhau, tác dụng của từng loại ánh sáng trong nhiếp ảnh và cách sử dụng chúng thật hợp lý để tạo ra những bức ảnh đẹp lung linh.

Ánh sáng có thể tạo nên một bức ảnh đẹp đồng thời có thể phá hủy cả một bức hình. Nếu bạn biết cách điều chỉnh ánh sáng thật chuẩn thì một bức hình hết sức bình thường cũng có thể biến thành một bức ảnh đẹp long lanh. Tuy nhiên để có thể sử dụng ánh sáng đúng cách, trước tiên chúng ta cần hiểu biết về các hiệu ứng ánh sáng trong nhiếp ảnh.

Ánh sáng môi trường (Ambient Lighting)

Đây là loại ánh sáng nhẹ, không trực tiếp mà chúng ta thường thấy khi chụp hình ngoài trời. Độ sáng của đối tượng chụp có thể bị giảm đi nhiều nhưng loại ánh sáng này cực kỳ phù hợp cho chụp phong cảnh, bởi vì ánh sáng này có thể xuyên qua cả khung hình.

Ánh sáng nhân tạo trong nhà hoặc ở nơi làm việc (Artificial household and business lighting)

Những loại ánh sáng này sẽ tạo ra một lớp phủ rất đặc trung lên ảnh. Ánh sáng của đèn sợi đốt (hay chính là bóng đèn tròn sử dụng trong nhà) sẽ tạo nên một quầng sáng màu cam trong ảnh. Ánh sáng từ đèn huỳnh quang hoặc đèn ống huỳnh quang thì tạo ra một lớp phủ màu xanh lá cây lên ảnh. Thật may mắn là các máy DSLR đều có chế độ Cân bằng trắng để giải quyết sự mất cân bằng màu sắc này.

Ánh sáng Studio (Studio Lighting)

Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng rất nhiều loại ánh sáng khác nhau trong studio. Loại phổ biến nhất là đèn flash, version lớn hơn của đèn chớp.Các loại ánh sáng studio khác gồm có ánh sáng đèn sợi đốt (tunsten lighting) và ánh sáng ban ngày đã được cân bằng.

Ánh sáng gắt (Hard Light)

Loại ánh sáng này thường xuất hiện lúc giữa trưa và nó cực kỳ gắt, nó có khả năng tạo ra các vùng tối (bóng) và sự tương phản cực mạnh. Nó không phải loại ánh sáng được sử dụng phổ biến cũng bởi lý do ấy. Tuy nhiên nó lại tạo thành một hiệu ứng cực tốt khi bạn chụp dưới nắng với các vùng bắt bóng tối thiểu.

Ánh sáng chiếu hậu (Back Lighting)

Ánh sáng tập trung trực tiếp vào máy ảnh và tạo ra silhouette – bóng đổ.

Ánh sáng bên (Side Lighting)

Đúng như bạn đã hình dung, ánh sáng đến từ một bên của ảnh sẽ tạo thành side lighting. Loại ánh sáng này được sử dụng vô cùng sáng tạo trong chụp chân dung hoặc chụp các công trình kiến trúc, nó tạo ra vùng tối và chiều sâu cho các bức ảnh.

Giờ vàng (The Golden Hour)

Thời điểm bình minh và hoàng hôn đều tạo ra một loại ánh sáng đặc trưng với các tông màu đỏ, hồng và vàng. Loại ánh sáng này sẽ giúp ảnh được chiếu sáng cực đẹp và nó là loại ánh sáng được sử dụng phổ biến nhất trong chụp phong cảnh.

Tổng kết

Trong một dịp nào đó, bạn cũng nên thử kết hợp một vài loại hiệu ứng sáng với nhau (ví dụ như sử dụng bộ lọc ambient light khi chụp ảnh trong nhà chẳng hạn), bạn sẽ thu được kết quả khá thú vị đấy. Bí quyết dành cho bạn chính là hãy học cách tận dụng tất cả các kiểu ánh sáng để chúng cho ra những bức ảnh đẹp nhất.

Hồng Ngọc

Theo Camerasabout

Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam

Tin tức về Máy ảnh

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Đánh giá camera Huawei P40 Pro. Có phải là camera khủng nhất?

Huawei P40 Pro là điện thoại thông minh hàng đầu của Huawei. Xây dựng dựa trên những thành công của thế hệ P20 Pro và P30 Pro trước đó, P40 Pro được nhắm mục tiêu cụ thể đến các nhiếp ảnh gia. Cùng khám phá xem chiếc camera của Huawei P40 Pro đem đến những gì.
Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Những ấn tượng đầu tiên về chiếc máy ảnh Pentax K-3 Mark III

Bây giờ khi mọi người nói về máy ảnh không gương lật, nhiều người cũng nghĩ đến sự tuyệt chủng của DSLR. Nhưng Pentax không nghĩ vậy, hãng vẫn tin tưởng vào DSLR và tiếp tục công việc của mình. Pentax K3 III ra đời tiếp nối dòng Pentax quen thuộc và được xem như trụ cột của dòng cảm biến DSLR APSC.