Lỗi máy giặt Electrolux có thể liên quan đến phần cứng, phần mềm hoặc do thói quen sử dụng của người tiêu dùng. Tùy vào từng loại lỗi mà chúng ta sẽ có cách khắc phục khác nhau, có thể tự sửa tại nhà hay cần phải gọi thợ đến sửa.
-
Lỗi máy giặt Electrolux
Dưới đây là bảng tổng hợp lỗi máy giặt và cách khắc phục từng lỗi mà Websosanh đã tổng hợp:
Mã lỗi | Nguyên nhân | Cách khắc phục |
E10 | Nguồn nước cấp vào chậm | – Vệ sinh đầu cấp nước – Lắp máy bơm tăng áp – Kiểm tra và thay thế bộ phận cấp nước |
E11 | ||
E12 | Không đủ nước để xả | – Xem van nước đã mở chưa – Kiểm tra ống dẫn nước có bị xoắn không – Thay van mới |
E13 | Nước bị rò rỉ | – Kiểm tra ống thoát nước có bị rò rỉ không – Đóng kín van xả – Thay cảm biến áp suất nếu bị hỏng |
E21 | Lỗi thoát nước | – Kiểm tra bộ lọc bơm thoát có bị tắc không – Làm sạch bơm thoát nước – Thay bơm thoát nước mới |
E22 | Nước không thoát được khi ở chế độ sấy | |
E23 | Máy bơm thoát nước bị lỗi | – Kiểm tra điện trở máy bơm xả – Kiểm tra dây điện |
E24 | Mạch kiểm tra triac bơm xả bị hỏng | – Thay thế main PCB |
E35 | Tràn nước giặt | – Kiểm tra nguồn nước – Kiểm tra cảm biến áp suất của nước |
E38 | Ống hoặc buồng áp suất bị tắc | – Vệ sinh ống cấp nước – Kiểm tra đã đóng nắp máy giặt kín chưa |
E40 | Công tắc cửa bị lỗi | – Đóng kín cửa máy giặt – Kiểm tra đệm cao su có bị đứt không – Kiểm tra chốt cửa máy giặt |
E41 | Cửa máy giặt chưa đóng hoặc hư công tắc cửa | – Đóng chặt cửa máy giặt lần nữa – Kiểm tra dây nối giữa cửa máy giặt và bảng điều khiển – Thay khóa nếu bị hỏng |
E42 | Khóa cửa bị lỗi | – Reset lại máy – Kiểm tra kết nối giữa bảng điều khiển và khóa cửa |
E44 | Bo mạch kiểm tra khóa cửa bị hỏng | – Gọi thợ đến kiểm tra và khắc phục |
E45 | Mạch cảm biến triac khóa cửa bị hư | |
E51 | Triac cấp nguồn đến motor bị chập | – Kiểm tra động cơ và thay thế nếu cần |
E53 | Mạch triac cấp nguồn đến motor bị hư | – Kiểm tra dây dẫn giữa bảng điều khiển chính và động cơ. |
E54 | Máy giặt quá tải dẫn đến lỗi tăng dòng | – Giặt dưới khối lượng cho phép – Để máy nghỉ sau 3 – 5 lần sử dụng liên tục |
E61 | Nước đun chưa đủ nóng | – Kiểm tra dây dẫn từ bộ phận gia nhiệt đến điện trở của bộ phận làm nóng |
E62 | Nhiệt độ nước quá cao trong chu trình giặt | – Kiểm tra cảm biến nhiệt và main PCB |
E66 | Rơ le cảm biến nước nóng bị trục trặc | – Kiểm tra cảm biến nhiệt độ, gioăng cách nhiệt và main PCB |
E68 | Giá trị điện áp nguồn khác giá trị của bo mạch | – Kiểm tra điện trở của bộ phận làm nóng ( dưới 14ohms). Nếu cao hơn thì thay thế. |
E69 | Điện trở đun nước bị ngắt | – Gọi thợ để khắc phục |
E71 | Cảm biến dò nước nóng bị hỏng | – Kiểm tra cảm biến sấy và thay thế nếu cần – Kiểm tra sợi đốt |
E72 | Cảm biến sấy bị lỗi | – Kiểm tra điện trở của cảm biến nhiệt độ sấy – Thay module máy sấy |
E73 | Lỗi cảm biến sấy nóng | – Kêu thợ đến sửa |
E74 | Cảm biến rò nước nóng đặt sai vị trí | – Kiểm tra điện trở của NTC – Kiểm tra vị trí của cảm biến nhiệt độ nước – Kiểm tra bộ phận gia nhiệt |
E82 | Lỗi vị trí xoay | – Kiểm tra bo mạch |
E83 | Lỗi đọc chương trình giặt | |
E84 | Lỗi bơm lưu thông | – Kiểm tra và vệ sinh bơm nước xả |
E91 | Mất kết nối giữa bo mạch nguồn chính và bo mạch điều khiển hiển thị | – Gọi thợ đến để kiểm tra và sửa chữa |
E92 | Lỗi không tương thích giữa bo mạch chính và bo mạch khiến | |
E94 | Lỗi cấu hình chu trình giặt | |
E95 | Lỗi không truyền được tín hiệu EPROM và vi mạch xử lý | |
E97 | Không tương thích giữa chương trình giặt và chu kỳ cấu hình | |
EA1 | Lỗi vị trí lồng giặt | – Kiểm tra vị trí cảm biến của lồng giặt – Kiểm tra kết nối lồng giặt và bo mạch |
EA6 | Lỗi vị trí lồng giặt cửa mở | |
EH1 | Nguồn điện đầu vào không đúng tần số | – Kiểm tra nguồn điện trong nhà có chập chờn không – Gọi thợ khắc phục |
EH2 | Điện áp quá cao | – Kiểm tra nguồn điện cung cấp cho PCB – Đo tần số điện có khớp với tần số máy không |
EH3 | Điện áp quá thấp | – Kiểm tra nguồn điện – Thay bo mạch |
EF1 | Ống xả nước quá cao, bị nghẹt, đầu lọc bẩn | – Kiểm tra bộ lọc bơm thoát nước – Kiểm tra ống thoát nước |
EF2 | Sử dụng quá nhiều bột giặt | – Giảm bớt lượng bột giặt – Khơi thông tắc nếu có |
EF3 | Hệ thống nước bị rõ rỉ | – Kiểm tra hệ thống điều khiển nước |
EF4 | Lỗi nước yếu | – Xem thử van cấp nước đã mở chưa – Kiểm tra ống dẫn nước có tắc, rò rỉ hay gấp khúc không |
EF5 | Bỏ đồ không cân bằng | – Dàn trải đồ đều ra các phía – Giảm lượng đồ không vượt quá mức cho phép |
EF6 | Reset | Reset lại máy |
EC1 | Van cấp nước bị nghẹt | – Tắt máy và gọi thợ sửa ngay |
ED1 | Lỗi truyền thông tin giữa bo chính và bo sấy | – Kiểm tra kết nối giữa bo chính và bo sấy |
ED2 | Lỗi thanh nóng sấy 1 | – Kiểm tra kết nối giữa bo sấy và rơ le |
ED3 | Lỗi thanh nóng sấy 2 | – Kiểm tra kết nối giữa bo sấy và rơ le |
ED4 | Rơ le cung cấp điện trở giặt và điện trở sấy bị hư | – Kiểm tra kết nối bo sấy và bo chính |
ED6 | Mất kết nối giữa bo chính và bo hiển thị | – Kiểm tra kết nối giữa bo chính và bo hiển thị |
Trên đây là các thông tin lỗi máy giặt Electrolux và cách khắc phục tương ứng cho từng lỗi. Tuy nhiên, Websosanh khuyên bạn chỉ nên tự sửa khi gặp các lỗi nhẹ liên quan đến cách sử dụng hoặc phần cứng đơn giản. Còn các lỗi liên quan đến phần mềm thì nên có sự can thiệp của người có kiến thức chuyên môn để tránh tình trạng trầm trọng hơn.
-
Một số lưu ý khi kiểm tra và sửa chữa lỗi máy giặt Electrolux
– Phải tắt máy và ngắt nguồn điện trước khi kiểm tra, sửa chữa.
– Phải nhớ kỹ quy trình tháo lắp máy giặt. Có thể sử dụng điện thoại để quay lại quá trình tháo.
– Xả hết nước trong thùng máy giặt trước khi sửa.
– Những bộ phận bị hỏng nặng nên thay mới thay vì cố gắng khắc phục
– Đảm bảo thân, nắp máy và các linh kiện khi tháo không tiếp xúc với nước.