Bạn nhìn thấy một phong cảnh đẹp tuyệt vời nhưng khi chụp xong bạn nhận ra ảnh không đẹp như những gì mình nhìn thấy. Hẳn bất cứ nhiếp ảnh gia chụp phong cảnh nào cũng đã từng gặp phải vấn đề này. Hãy sử dụng những mẹo nhỏ dưới đây, chúng sẽ giúp bạn chụp được những shot hình đẹp ngoài sức tưởng tượng đó.
Sử dụng quy tắc 1/3
Quy tắc 1/3 chỉ ra rằng một bức ảnh phong cảnh lý tưởng cần được chia ra làm 3 phần, một phần dành cho bầu trời, một phần dành cho đường chân trời và một phần cho tiền cảnh. Một bức hình như vậy sẽ thu hút người xem, họ sẽ bị hút vào các đường nét trong bức ảnh.
Phá vỡ quy tắc 1/3
Một khi bạn đã sử dụng nhuần nhuyễn quy tắc này, hãy phá vỡ quy tắc. nếu bạn chụp cảnh bình minh hoặc hoàng hôn, bạn sẽ cần chú trọng vào bầu trời, giảm bớt không gian cho đường chân trời và tiền cảnh trong ảnh, chỉ tập trung vào màu sắc của bầu trời mà thôi.
Đừng quên luật phối cảnh xa gần
Hãy nhớ thêm các chi tiết thú vị vào tiền cảnh của ảnh. Các chi tiết của cảnh nhìn ngoài thì rất đẹp mắt nhưng vào ảnh trông chúng lai tẻ lại, chẳng mang lại một chút thú vị nào. Hãy tập trung vào các chi tiết trong tiền cảnh.
Thay đổi góc chụp
Đừng chỉ đứng thẳng mà chụp cảnh. Hãy thử những tư thế khác như khuỵu gối xuống hoặc đứng ở vị trí nào đó mang đến cho ảnh của bạn một góc nhìn khác biệt và thú vị hơn.
Chú ý tới độ sâu trường ảnh
Một bức tranh phong cảnh đạt tiêu chuẩn phải có trường ảnh lớn (khẩu độ f22 chẳng hạn) để mọi thứ trong ảnh thật sắc nét. Điều này còn giúp thu hút người xem và giúp họ hình dung ra tỉ lệ kích thước và chiều sâu của ảnh.
ảnh sử dụng khẩu độ f22
Dậy chụp từ sáng sớm hoặc ra ngoài chụp lúc chiều muộn
Ánh sáng lúc bình minh và hoàng hôn luôn ấm áp và đẹp tuyệt diệu và nhiệt độ màu của loại ánh sáng này cũng thấp hơn. Điều này sẽ tạo nên những bức hình được chiếu sáng hoàn hảo cùng tông màu dịu nhẹ, hài hòa. Các nhiếp gia gọi thời điểm trước bình minh và hoàng hôn là “khung giờ vàng”.
Sử dụng các bộ lọc
Hãy thử sử dụng kính lọc phân cực để nhấn mạnh vào bầu trời xanh hoặc loại bỏ ánh phản chiếu của mặt nước. Hoặc bạn hãy dùng bộ lọc GND (Graduated Neutral Density) để loại bỏ những khác biệt về phơi sáng giữa bầu trời và mặt đất. Mang theo một vài bộ lọc bên mình sẽ giúp ảnh chụp phong cảnh của bạn trở nên muôn hình muôn vẻ.
ảnh trước và sau khi sử dụng kính lọc phân cực
ảnh chụp trước và sau khi sử dụng các bộ lọc GND
Chụp ở ISO thấp
Ảnh chụp phong cảnh của bạn sẽ hoàn hảo nếu không có nhiễu xuất hiện trong hình. Vậy nên hãy sử dụng ISO 100 hoặc 200. Trong trường hợp bạn chụp phơi sáng dài, hãy sử dụng chân máy chứ đừng tăng độ ISO lên.
Hồng Ngọc
Theo Camerasabout
Websosanh.vn – Website so sánh giá đầu tiên tại Việt Nam